- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 năm 2024, cán bộ công chức được nghỉ 4 ngày. - Chiều 2-5, Quốc hội họp bất thường xem xét nội dung về công tác nhân sự. - Tiền Giang: Từ ngày 4-5, nắng nóng thu hẹp và dịu dần - Bốn ngày nghỉ lễ, cả nước xảy ra 277 vụ tai nạn giao thông, làm chết 109 người. - TPHCM thống nhất bổ sung 3 cầu kết nối qua sông Đồng Nai. - Truy tố 254 bị can trong \"đại án\" ngành đăng kiểm. - Tiền Giang đón hơn 94 ngàn lượt du khách dịp Lễ 30-4 và 1-5. - Cảnh báo dông lốc, mưa đá ở miền Bắc; miền Nam tiếp tục nắng nóng gay gắt. - Tiền Giang: Tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí trong 5 ngày nghỉ lễ. - Vụ nổ nồi hơi khiến 6 người tử vong: Điều tra làm rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan...

Hợp tác Á – Âu về quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, Hội nghị ASEM về quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên tai (DRRM) đã được tổ chức trong hai ngày 14 và 15/9 tại Đà Nẵng.

Bão Hải Yến/ Yolanda là một trong những cơn bão mạnh nhất tấn công Philippines trong năm 2013 (Ảnh: AFP)

Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của sáng tạo và công nghệ trong việc chuẩn bị ứng phó tốt hơn trước thiên tai. ASEM, hay Hội nghị Á – Âu, là một cơ chế đối tác toàn diện có tầm ảnh hưởng nhất giữa châu Á và châu Âu.

Ông Christos Stylianides, Cao ủy châu Âu về viện trợ nhân đạo và quản lý khủng hoảng cho biết: “Năm ngoái tại Sendai, chúng ta đã nhất trí về những việc cần triển khai nhằm giảm nhẹ rủi ro của các trận thiên tai. Chúng ta có những mục tiêu tham vọng; nếu muốn đạt được các mục tiêu này, chúng ta cần phải có những công cụ tốt nhất có thể. Chúng ta cần phải mở ra những hướng đi chưa từng biết tới đồng thời nhìn lại những việc đang làm với con mắt hoàn toàn mới. Hơn thế nữa, chúng ta hiện đang phải đối mặt với một vấn đề toàn cầu – biến đổi khí hậu với tình trạng nước biển dâng và hạn hán nghiêm trọng đã để lại hậu quả lớn cho các lục địa của chúng ta. Chúng ta không thể thành công nếu không có sự hợp tác quốc tế”.

Tại Hội nghị, chuyên gia đến từ các nước ASEM đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong các dự án cụ thể có sự ứng dụng thành công các công nghệ và sự đổi mới sáng tạo mới nhất vào việc quản lý thiên tai. Họ cũng đã thảo luận về cách thức gắn kết giữa việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, nhằm đưa các nội dung này vào một “khuôn khổ tự cường”.

Liên minh châu Âu (EU), với vai trò là một đồng chủ tịch của ASEM, đã không ngừng nỗ lực thực hiện cam kết của mình trong việc cung cấp hỗ trợ, như đã thể hiện trong việc ứng phó của EU trước cơn bão Hải Yến/Yolanda tại Philipines (2013) khi mả cả viện trợ nhân đạo và hỗ trợ bảo vệ dân sự đều đã được huy động. Tại châu Á, EU cung cấp hỗ trợ tài chính cho hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai và cả trong hành động khắc phục hậu quả thông qua chương trình ECHO của EU về Sẵn sàng ứng phó với thiên tai (DIPECHO), cũng như thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển của EU.

EU luôn khuyến khích sự hợp tác sâu sắc hơn trong lĩnh vực giảm nhẹ và quản lý rủi ro thiên tai, đồng thời thúc đẩy một cách tiếp cận chung Á – Âu về việc thực thi khuôn khổ quốc tế sửa đổi của Liên hợp quốc về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (2015 –2030) đã được thông qua vào năm 2015 tại Sendai, Nhật Bản./.

Nguồn ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*