- Kiểm tra 187 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng. - Tiền Giang: Dự kiến mở cống âu Nguyễn Tấn Thành từ ngày 20-5-2024. - Công an phát hiện 1 trường hợp chở 10.000 gói thuốc lá nhập lậu đi ngang địa bàn tỉnh Tiền Giang. - Sẽ có thêm phiên đấu thầu vàng trong tuần này, sau thành công của phiên ngày 14/5. - Nhận bản án sơ thẩm 18 năm tù, cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long xin giảm nhẹ. - Đề xuất làm đảo vườn giữa sông Sài Gòn. - Tỉ lệ chọi vào lớp 10 chuyên Lê Hồng Phong cao nhất với 1/5,5. - 68.000 người già qua đời một mình tại nhà mỗi năm ở Nhật Bản. - 2 ngày nữa, Nam bộ chấm dứt nắng nóng. - Phim \"Lật mặt 7: Một điều ước\" của Lý Hải đạt doanh thu gần 400 tỉ đồng. - Mức lương khởi điểm của công chức, viên chức trình độ đào tạo đại học có thể tăng lên khoảng 4,2 triệu đồng/tháng…

Bức tranh văn hóa đa sắc màu

Trong kho tàng văn hoá phong phú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trang phục truyền thống là một biểu trưng văn hoá góp phần phản ánh phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc riêng của mỗi vùng miền đất nước.

Trong các hoạt động gần đây với sự tham dự của đồng bào 54 dân tộc anh em trên nhiều vùng Tổ quốc tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), công chúng được cảm nhận nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc, trong đó những bộ trang phục truyền thống dân tộc đã tạo nên bức tranh văn hóa rực rỡ, gây ấn tượng sâu sắc với mỗi du khách, giúp mỗi người cảm nhận rõ sự sinh động, đa dạng của văn hóa Việt.

Mỗi dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em đều có trang phục riêng, nó gắn bó mật thiết với cuộc sống, là dấu hiệu để nhận biết tộc người, nơi cư trú, tập quán, nếp sống, nét văn hóa của dân tộc đó.

Vẻ đẹp của mỗi bộ trang phục thể hiện qua việc tạo dáng, trang trí họa tiết trên đó. Cách tạo dáng trang phục của phụ nữ từng dân tộc có sự khác nhau. Hoa văn trang trí phản ánh sinh động môi trường sống, lòng yêu thiên nhiên, quê hương, con người… là một trong những cơ sở để thẩm định giá trị và thể hiện sự đảm đang, tài khéo léo của người phụ nữ. Hoa văn trên trang phục tác động đến thị hiếu, tình cảm, thói quen của phụ nữ, đem lại niềm vui, hạnh phúc trong lao động.

Với một bộ trang phục lễ hội, kiểu dáng, hoa văn trang trí đẹp sẽ tôn thêm giá trị của họ, tạo hưng phấn, niềm tin và lạc quan trong cuộc sống.

Trang phục phụ nữ Thái gắn liền với quá trình phát triển của tộc người, bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống.


 Trang phục thiếu nữ dân tộc Cơ Tu.

Trang phục truyền thống dân tộc H’ Mông.

Cô gái Ê Đê với trang phục truyền thống trong Lễ hỏi chồng.

Trang phục giản đơn nhưng duyên dáng của phụ nữ dân tộc Giáy.


 Trang phục rực rỡ của có gái dân tộc Pà Thẻn.

 Nét đẹp trang phục dân tộc Lô Lô.

Mang tới những cảm nhận sinh động là trang phục của thiếu nữ Mường.

Thiếu nữ dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên.

Trang phục  góp phần tạo nên chỉnh thể cho vẻ đẹp văn hóa lễ hội, vừa ẩn chứa vừa phô diễn tính kế thừa những giá trị truyền thống của gia đình, dòng họ và của mỗi dân tộc.

Áo dài vẫn được xem là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, được sử dụng trong cả dịp lễ lẫn đời sống thường nhật. Với ưu điểm kín đáo, thướt tha, dịu dàng, tà áo dài truyền thống góp phần cho bức tranh văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam thêm rực rỡ sắc màu.

Nguồn ĐCSVN

 

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*