- Nhiều thí sinh không mặn mà kỳ thi tốt nghiệp, chọn phương thức xét tuyển sớm. - Du lịch Bình Thuận hút khách trong đợt nghỉ lễ 30-4. - Vàng SJC loạn giá trong ngày nghỉ lễ. - Sầu riêng đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu. - Tiêu thụ điện đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện. - Giành 21 HCV, karate Việt Nam đứng đầu giải vô địch Đông Nam Á 2024. - Bộ GD-ĐT: Trước 15-8, cung ứng đủ SGK năm học 2024-2025. - Số ca mắc ho gà trong 4 tháng tăng gần 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. - Công ty GC Food lãi 3,5 tỷ mỗi tháng nhờ bán nha đam, thạch dừa. - Tập đoàn Yeah1, nhà sản xuất show \\\"Chị đẹp đạp gió rẽ sóng\\\", lãi gần 19 tỷ đồng trong quý cuối năm 2023, cao nhất kể từ quý I/2022...

Nỗ lực đấu tranh chống lại tình trạng buôn bán người

Buôn bán người là một tội ác nghiêm trọng và vi phạm quyền con người. Ngày 30/7 hàng năm được lựa chọn kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống buôn bán người nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy mọi quốc gia cùng thực hiện trách nhiệm chung trong việc phòng chống tội ác nguy hiểm này.

Trẻ em gái đi học tại trường ở trại tị nạn Shagarab phía Tây Sudan, nơi hàng nghìn người tị nạn và di cư có nguy cơ bị buôn bán mỗi năm. (Ảnh: UNHCR)

Buôn bán người là hành động phạm tội khai thác phụ nữ, nam giới và trẻ em vào các mục đích khác nhau, bao gồm cả lao động cưỡng bức và bóc lột tình dục. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính rằng khoảng 21 triệu người là nạn nhân của cưỡng bức lao động trên toàn thế giới. Mặc dù con số chính xác các nạn nhân của nạn buôn bán người vẫn chưa được thống kê cụ thể, song theo Liên hợp quốc, hiện ước tính trên thế giới có nhiều triệu người đã bị bán đi để thu lợi nhuận. Tất cả các quốc gia đều đang bị ảnh hưởng bởi nạn buôn người, cho dù đó là quốc gia xuất xứ, quá cảnh hay điểm đến của các nạn nhân.

Năm 2010, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Kế hoạch hành động toàn cầu chống lại nạn buôn người, kêu gọi các chính phủ có biện pháp phối hợp và cụ thể để chống lại tai họa này. Kế hoạch kêu gọi hợp tác chống buôn bán người nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng cường các chương trình an ninh toàn cầu. Một trong những quy định quan trọng của Kế hoạch là việc thành lập một Quỹ đóng góp tự nguyện của Liên hợp quốc dành cho các nạn nhân của buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Sau đó, vào năm 2013, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tổ chức một cuộc họp cấp cao để đánh giá Kế hoạch hành động toàn cầu này. Các nước thành viên cũng đã thông qua nghị quyết và công bố lấy ngày 30/7 hàng năm để kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống buôn bán người nhằm nêu bật tình trạng của các nạn nhân của nạn buôn người và để thúc đẩy bảo vệ quyền lợi của họ.

Trong thông điệp được đưa ra nhân Ngày Thế giới phòng chống buôn bán người năm nay (30/7/2016), Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết: Khắp nơi trên thế giới, hàng chục triệu người đang tìm kiếm nơi trú ẩn trong tuyệt vọng. Rất nhiều người đang ở xa nhà của họ, và đặc biệt là rất xa sự an toàn. Những người di cư và người tị nạn phải đối mặt với những trở ngại về thể chất và sự quan liêu khổng lồ. Thật không may, họ cũng lại gặp phải những hành vi vi phạm nhân quyền và bị những kẻ buôn người đe dọa.

Nhấn mạnh những người tuyệt vọng và dễ bị tổn thương nhất là con mồi cho những kẻ buôn người, ông Ban Ki-moon nêu rõ: Để chấm dứt các hành vô nhân đạo này, chúng ta phải đi xa hơn trong việc bảo vệ người di cư và tị nạn, đặc biệt là những người trẻ, phụ nữ và trẻ em, chống lại những kẻ muốn khai thác những khát vọng của họ về một tương lai tốt đẹp hơn, an toàn hơn và trang trọng hơn. Chúng ta cần phải điều tiết các làn sóng di cư bằng cách tập trung vào quyền lợi và sự an toàn và tạo ra lối vào đầy đủ và dễ tiếp cận cho người di cư và tị nạn, trước khi giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của các cuộc xung đột được biết đến như nghèo đói cùng cực, suy thoái môi trường và các khủng hoảng khác buộc mọi người phải vượt qua các biên giới, vùng biển và sa mạc.

Tổng thư ký Ban Ki-moon cho biết những vấn đề này sẽ được đặt vào trung tâm các cuộc thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về người tị nạn và di cư, được tổ chức tại New York vào ngày 19/9 tới. Hội nghị sẽ nhằm mục đích khuyến khích và thúc đẩy các chính phủ cùng đưa ra cam kết mới tăng cường nỗ lực để đấu tranh chống lại tình trạng buôn bán người và vận chuyển trái phép người di cư và tị nạn; bảo đảm bảo vệ và hỗ trợ cho các nạn nhân của nạn buôn người và đưa người vượt biên trái phép và tất cả các nạn nhân của hành vi vi phạm nhân quyền và lạm dụng trong các chuyển di cư ồ ạt và thúc đẩy tôn trọng pháp luật, các tiêu chuẩn và cơ chế áp dụng ở quy mô quốc tế.

Nhân Ngày Thế giới phòng chống buôn bán người năm nay, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi tất cả các quốc gia, dù là quốc gia xuất xứ, quá cảnh hay đích đến, cùng nhận thức rõ rằng chúng ta có một trách nhiệm chung. Trước tiên, chúng ta cần một cơ sở pháp lý vững chắc cho hành động của mình. Do đó, tất cả các nước cần áp dụng và thực hiện Công ước của Liên hợp quốc chống lại các tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, Nghị định thư về buôn bán người và tất cả các văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người.

Thêm vào đó, theo ông Ban Ki-moon, mỗi người cần tiếp tục cam kết bảo vệ, tôn trọng và thực thi các quyền con người của tất cả những người di cư và tất cả những người tị nạn. Việc tạo ra và xúc tiến các thủ tục tị nạn và di cư được quản lý tốt, bền vững và dựa trên các quyền cơ bản cũng sẽ đánh dấu một bước tiến hướng tới đạt được mục tiêu nhằm chấm dứt mọi hành động của những người mong muốn kiếm lợi từ sự bức bối và đau khổ của con người.

ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*