- Tiền Giang phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 - Đến cuối tháng 4, ĐBSCL có khoảng 1.581 ha lúa ở Sóc Trăng và Bến Tre, 4.642 ha cây ăn quả có nguy cơ giảm năng suất. - TP. Gò Công đoạt giải Nhất Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Tiền Giang năm 2024. - Bảng xếp hạng futsal lần đầu tiên được FIFA công bố: Việt Nam xếp thứ 33. - Giá xuất khẩu cá tra dự báo tăng khoảng 10% trong nửa cuối năm nay. - Chuyển hồ sơ sang công an vụ hơn 500 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì. - Tăng phi mã, vàng SJC vọt lên 87,5 triệu đồng/lượng. - Học sinh của Đà Nẵng đoạt giải Nhất cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 tại Việt Nam. - Đồng Tháp xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên sang Nhật Bản. - Hôm nay hết hạn đăng ký dự thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 2. - Đồng Tháp báo động số ca mắc bệnh lao cao nhất 10 năm qua…

Sốc với giá vàng SJC!

Cuối ngày 7-3, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng SJC mua vào 70,5 triệu đồng/lượng, bán ra 73,1 triệu đồng/lượng, tăng gần 4 triệu đồng mỗi lượng so với một ngày trước.

 Tập đoàn DOJI giao dịch giá vàng SJC mua vào 71,5 triệu đồng/lượng, bán ra 73,5 triệu đồng/lượng. Sốc hơn, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cuối ngày niêm yết giá vàng SJC mua vào 70,7 triệu đồng/lượng nhưng bán ra tới 74 triệu đồng/lượng.

Biên độ chênh lệch giá mua – bán vàng SJC được đẩy lên mức cao nhất tới 2,3 triệu đồng/lượng, trong khi bình thường chỉ khoảng 700.000 đồng. Điểm đáng chú ý là trong ngày, dù giá vàng thế giới sau khi vọt lên gần 2.000 USD/ounce nhưng vàng SJC được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng liên tục, gần như mỗi giờ đều có mức giá mới khiến những người có nhu cầu mua bán vàng cảm thấy “chóng mặt”.

Ông Nguyễn Ngọc Trọng, chuyên gia vàng, phân tích thị trường vàng trong ngày chỉ có sự biến động mạnh về giá trong khi sức mua không quá đột biến nhưng giá vàng SJC vẫn được đẩy lên mức rất cao, đồng thời doanh nghiệp cũng nới rộng biên độ mua – bán lên vài triệu đồng/lượng.

Theo giới phân tích, yếu tố tâm lý cho rằng giá vàng thế giới sẽ tiếp tục tăng do tình hình căng thẳng ở Ukraine nên nhà đầu tư trong nước tiếp tục nắm giữ vàng SJC, thay vì bán ra. Đặc biệt, nguồn cung vàng SJC ngày càng hạn chế khi nhiều năm nay Ngân hàng Nhà nước độc quyền nhập khẩu vàng để dập vàng miếng SJC.

Cụ thể, giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại đến cuối ngày 7-3 được các doanh nghiệp chốt quanh 56 triệu đồng/lượng mua vào, 57 triệu đồng/lượng bán ra, tăng khoảng 750.000 đồng/lượng so với hôm trước. Trong khi đó, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 1.999 USD/ounce, tương đương 55,4 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới tới 18,5 triệu đồng/lượng và cao hơn giá vàng trang sức 24K tới 17 triệu đồng/lượng, mức chênh lệch chưa từng có trong lịch sử.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*