- Tiền Giang phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 - Đến cuối tháng 4, ĐBSCL có khoảng 1.581 ha lúa ở Sóc Trăng và Bến Tre, 4.642 ha cây ăn quả có nguy cơ giảm năng suất. - TP. Gò Công đoạt giải Nhất Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Tiền Giang năm 2024. - Bảng xếp hạng futsal lần đầu tiên được FIFA công bố: Việt Nam xếp thứ 33. - Giá xuất khẩu cá tra dự báo tăng khoảng 10% trong nửa cuối năm nay. - Chuyển hồ sơ sang công an vụ hơn 500 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì. - Tăng phi mã, vàng SJC vọt lên 87,5 triệu đồng/lượng. - Học sinh của Đà Nẵng đoạt giải Nhất cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 tại Việt Nam. - Đồng Tháp xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên sang Nhật Bản. - Hôm nay hết hạn đăng ký dự thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 2. - Đồng Tháp báo động số ca mắc bệnh lao cao nhất 10 năm qua…

WHO: Chủng cúm biến thể nguy hiểm lây từ heo sang người ở Hà Lan

 Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đó là chủng cúm hiếm gặp A(H1N1)v và việc nó lây sang người được đánh giá là “sự kiện có khả năng tác động cao đến sức khỏe cộng đồng”.

 Theo thông cáo báo chí mà Báo Người Lao Động nhận được từ WHO sáng 14-9, hồi đầu tháng Bộ Y tế, phúc lợi và thể thao Hà Lan đã thông báo WHO về một trường hợp ở người được xác nhận nhiễm virus cúm A(H1N1) biến thể (v) có nguồn gốc từ heo ở tỉnh Bắc Brabant – Hà Lan.

Đây là ca nhiễm chủng cúm A(H1N1)v đầu tiên ở người được báo cáo ở Hà Lan vào năm 2023.

WHO: Chủng cúm biến thể nguy hiểm lây từ heo sang người ở Hà Lan - Ảnh 1.

Virus cúm A(H1N1) – Ảnh: CDC

Các trường hợp nhiễm cúm A(H1N1)v lẻ tẻ ở người trên toàn thế giới đã được báo cáo trước đây, bao gồm cả từ Hà Lan.

Theo Quy định Y tế Quốc tế (IHR, 2005), nhiễm trùng ở người do một phân nhóm vi rút cúm A mới gây ra là một sự kiện có khả năng tác động cao đến sức khỏe cộng đồng và phải được thông báo cho WHO.

Trường hợp này được phát hiện trong quá trình giám sát định kỳ bệnh hô hấp. Đáng chú ý, ca bệnh không có dấu hiệu rõ ràng về nguồn lây và không tiếp xúc trực tiếp với heo. Nguồn gốc của virus được suy ra từ việc heo ở Bắc Brabant cũng được phát hiện mắc loại cúm hiếm gặp này.

5 người tiếp xúc với bệnh nhân được theo dõi trong 10 ngày và rất may không ai khác xuất hiện triệu chứng.

“Vì vậy, không có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người và trường hợp này được coi là trường hợp nhiễm cúm A(H1N1)v lẻ tẻ ở người. Khả năng lây lan ở cấp độ cộng đồng giữa người với người và lây lan quốc tế được coi là thấp” – WHO nhận định.

Cũng theo WHO, các chủng cúm A(H1) gây bệnh ở heo tại hầu hết các khu vực trên thế giới. Khi một loại virus cúm thường lưu hành ở heo được phát hiện ở người, nó được gọi là “virus cúm biến thể”.

Bệnh nhân được giấu tên ở Hà Lan cảm thấy mệt mỏi và khó chịu nói chung vào cuối tháng 8, một ngày sau bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính với biểu hiện ớn lạnh, hắt hơi, ho, nhức đầu và suy nhược toàn thân, sau đó là sốt vào ngày tiếp theo, nhưng đã hồi phục tốt.

Tuy vậy, WHO vẫn yêu cầu các quốc gia tăng cường hoạt động giám sát các loại virus cúm bao gồm cúm mùa và nếu có những trường hợp cúm động vật “nhảy” sang người bất thường như trên, cần lập tức thông báo cho WHO và phối hợp điều tra dịch tễ.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*