Tổng thống Trump “áp đảo” chính sách tị nạn: châu Âu hoang mang

Đã có sự phản đối rộng rãi trong dư luận quốc tế đối với việc Tổng thống Mỹ Trump ngừng chương trình tị nạn và cấm hàng triệu người Hồi giáo vào Hoa Kỳ – tuy nhiên, vẫn có một số thông điệp ủng hộ từ các nhóm cánh hữu.

Sắc lệnh ngày 27/1 của ông Trump đã yêu cầu tạm ngừng việc tiếp nhận người tị nạn vào Hoa Kỳ trong 120 ngày, hạn chế nhập cảnh trong ba tháng đối với công dân từ Libya, Iraq, Iran, Somalia, Sudan và Yemen – các quốc gia, với tổng dân số khoảng 190 triệu, có người Hồi giáo chiếm đa số.

Tổng thống Trump “áp đảo” chính sách tị nạn: châu Âu hoang mang - ảnh 1Tổng thống Trump đang có những chính sách quyết liệt với vấn đề nhập cư khi chỉ mới nhậm chức.

Động thái gây tranh cãi này của chính quyền Trump diễn ra tại thời điểm khi nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đang cố gắng xác định những mong đợi có thể đạt được trong mối quan hệ mới với Tổng thống Trump.

Một trong những sự phản đối ban đầu rõ ràng nhất về động thái trên lệnh của Trump đến từ Canada, khi Thủ tướng Justin Trudeau đã cam kết chào đón những người tị nạn phải rời Mỹ.

“Đối với những phải rời đi do khủng bố hay chiến tranh, người Canada sẽ chào đón bạn, bất kể đức tin của bạn là gì. Sự đa dạng là sức mạnh của chúng tôi #WelcomeToCanada,” ông Trudeau cho biết ngày 28/1.

Khoảng 39.000 người tị nạn Syria đã được cấp giấy nhập cảnh vào Canada từ khi ông Trudeau được bầu năm 2015. Tuy nhiên, ông Trudeau không đề cập trực tiếp đến ông Trump.

Tại châu Âu, nơi có rất ít người tị nạn và người di cư từ Syria và các khu vực xung đột khác tại Trung Đông đến châu lục già trong năm nay do kết quả của một thỏa thuận giữa Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, đã có những nhận định lịch sự nhưng đã thể hiện sự không hài lòng từ Pháp và Đức.

“Khi (ông Trump) từ chối sự hiện diện của những người tị nạn, trong khi châu Âu đã thực hiện nhiệm vụ của mình, chúng tôi phải có động thái trả lời,” Tổng thống Pháp François Hollande nói.

“Mỹ là một quốc gia nơi mà những truyền thống đạo Kitô có một ý nghĩa quan trọng. Biết yêu quý người hàng xóm cùng với việc giúp đỡ mọi người là những giá trị lớn của đạo Kitô”, Sigmar Gabriel, Bộ trưởng Ngoại giao Đức cho biết. “Tôi nghĩ rằng đây là những điều liên kết chúng ta ở phương Tây, và tôi nghĩ rằng đây là điều chúng tôi muốn thể hiện rõ ràng đối với người Mỹ. ”

Tại Anh, trong khi Thủ tướng Theresa May vừa có cuộc gặp với ông Trump ngày thứ 6, cũng đã có một số sự chỉ trích đối với sắc lệnh trên của ông Trump.

“Sắc lệnh của Tổng thống Trump chống lại những người tị nạn và người Hồi giáo gây ra cú sốc và kinh ngạc đối với tất cả chúng ta,” Jeremy Corbyn, lãnh đạo đảng Lao động đối lập của Anh cho biết.

Còn bà May cũng đã nói rằng Anh không nhất trí với việc Tổng thống Trump hạn chế người tị nạn

Tuy nhiên, vẫn có một số thông điệp ủng hộ ông Trump.

“Tốt lắm @POTUS, đây là cách duy nhất để giữ vững sự an toàn và tự do. Tôi sẽ làm như vậy. Hy vọng ông sẽ đưa thêm các nước Hồi giáo như Ả Rập Saudi vào danh sách sớm”, Wilders, cho biết trong một tweet, đề cập đến Trump bằng một từ viết tắt POTUS – được sử dụng cho các tổng thống Mỹ. Ông Wilders là một chính trị gia Hà Lan giàu tiềm năng trong cuộc bầu cử tháng 3 sắp tới tại nước này – người cũng vốn nổi tiếng với lập trường chống Hồi giáo và nhập cư.

Trong khi đó, một phát ngôn viên của tổng thống Czech Milos Zeman cũng ca ngợi ông Trump với quyết sách này. “Tổng thống Mỹ Trump bảo vệ đất nước của mình, ông quan tâm đến sự an toàn của các công dân. Đây chính xác là điều giới tinh hoa EU không làm, ” phát ngôn viên Jiri Ovcacek nói.

Nguồn http://toquoc.vn/