Then là di sản văn hóa phi vật thể thứ 13 của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vừa chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

 Vào hồi 15 giờ 23 phút ngày 12-12 (giờ địa phương, tức 3 giờ 23 phút giờ Việt Nam), tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại Bogotá, thủ đô nước Cộng hòa Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Then là di sản văn hóa phi vật thể thứ 13 của Việt Nam được UNESCO vinh danh  ảnh 1
Đại diện Việt Nam tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO
Then, một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ.
Các lễ Then diễn tả hành trình Thầy Then (Ông Then, Bà Then) điều khiển đoàn âm binh đi từ Mường Đất lên Mường Trời để dâng lễ vật và thỉnh cầu trong lễ: cầu an, chữa bệnh, cầu mùa, chúc mừng năm mới,… Khi các Thầy Then cất tiếng hát, gảy tính tẩu là khởi đầu cuộc hành trình.
Tùy theo mục đích của việc cầu cúng mà Thầy Then sẽ bày mâm cúng và cầu khấn trước bàn thờ Then những vị thần bản địa khác nhau. Thầy Then thường sử dụng các đồ vật như: kiếm trừ tà, thanh âm dương, chuông… để thực hiện lễ Then tại nhà tín chủ, ở ngoài trời hoặc tại bàn thờ Then ở nhà của Thầy Then.
Theo số liệu kiểm kê Then Tày, Nùng, Thái tại Việt Nam có ở 11 tỉnh, hiện có 817 Thầy Then (213 nam, 604 nữ); trong đó có 439 người Tày, 328 người Nùng, 23 người Thái và 27 người ở các tộc người: Kinh, Cao Lan, Dao, Hoa…
Thầy Then mặc lễ phục và vừa hát tiếng dân tộc mình vừa gảy tính tẩu, xóc chùm xóc nhạc, phất quạt; có buổi lễ còn có tốp nữ múa phụ họa.
Then luôn luôn được trao truyền bằng truyền khẩu khi thực hành nghi lễ Then, thể hiện sự kế tục giữa các thế hệ, và các thầy Then đóng vai trò chính yếu trong việc chuyển giao các kỹ năng và bí quyết liên quan, một số thầy Then thực hiện khoảng 200 nghi lễ Then một năm.
Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang), vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai) và một số địa phương khác ở Việt Nam.
Then là di sản văn hóa phi vật thể thứ 13 của Việt Nam được UNESCO vinh danh  ảnh 2
Thực hành Then ở Việt Nam tạo thành một phần cơ bản trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng, Thái, phản ánh mối quan hệ giữa con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ
Việc UNESCO ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Thực hành nghi lễ Then thể hiện tình đoàn kết giữa các tộc người, tôn trọng thế giới quan tộc người theo mục tiêu của UNESCO; giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản các cộng đồng dân tộc không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Then là di sản văn hóa phi vật thể thứ 13 của Việt Nam được UNESCO vinh danh  ảnh 3 
Bạn bè quốc tế chúc mừng Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 
Thay mặt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và cộng đồng thực hành nghi lê Then của người Tày, Nùng, Thái, Cục trưởng Cục Di sản Văn lóa, TS. Lê Thị Thu Hiền đã đọc bản cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ các giá trị của thực hành Then và cảm ơn Hội đồng thẩm định, các thành viên của Ủy ban Liên Chính phủ, Ban thư ký đã làm việc tận tình để ghi danh di sản này của Việt Nam.

Then là một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ.

practice-then-bac-kan-unesco-15762086605161135287524

Thầy Then Hoàng Đức Dục đang thực hành nghi lễ Then mừng nhà mới xây ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn – Ảnh: UNESCO

Theo trang ich.unesco.org, các lễ Then diễn tả hành trình thầy Then (ông Then, bà Then) điều khiển đoàn âm binh đi từ Mường Đất lên Mường Trời để dâng lễ vật và thỉnh cầu trong lễ cầu an, chữa bệnh, cầu mưa, chúc mừng năm mới …

Các thầy Then cất tiếng hát, gẩy đàn tính tẩu để bắt đầu hành trình. Tùy mục đích của việc cầu cúng mà thầy Then sẽ bày mâm cúng và cầu khấn trước bàn thờ Then những vị thần bản địa khác nhau.

Thầy Then thường sử dụng các đồ vật như kiếm trừ tà, thanh âm dương, chuông, … để thực hiện lễ thực hành Then tại nhà tín chủ, ở ngoài trời hoặc tại bàn thờ Then ở nhà của thầy Then. Một số buổi lễ có thêm các tốp nữ múa phụ họa.

Then được truyền lại cho đời sau theo hình thức truyền miệng, ngay trong khi thực hành lễ Then và các thầy Then đóng vai trò chính trong việc truyền lại các kỹ năng và bí quyết liên quan đến nghi lễ. Một số thầy Then thực hiện khoảng 200 nghi lễ Then trong một năm.

Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang), vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai) và một số địa phương khác ở Việt Nam.

Nguồn SGGP