- Thu ngân sách nhà nước 5 tháng đạt trên 48% dự toán. - Giá mít ở Tiền Giang giảm, loại 1 giá dưới 11.000 đồng/kg; loại 2 giá từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, loại 3 từ 3.000 - 5.000 đồng/kg. - Bắt quả tang tàu sắt đang khai thác cát trái phép ại sông Tiền thuộc thủy phận xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè. - Trong 6 tháng, cả nước phát hiện, khởi tố hơn 13.000 vụ án liên quan đến ma túy, với trên 20.000 đối tượng. - Chính thức chuyển bệnh COVID-19 chuyển từ nhóm A sang nhóm B. - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật một số cán bộ tỉnh Đồng Nai. - Khoảng 1,8 triệu trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thấp còi, trong đó 230.000 bé suy dinh dưỡng cấp tính, 90% không được chẩn đoán, điều trị. - Hơn 4.000 chủ hộ kinh doanh bị thu BHXH trái luật, nhiều người đóng gần 20 năm. - Mất điện đột ngột lúc nắng nóng, 1 trang trại tại Nghệ An thiệt hại gần 1.000 con gà... - Ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Vĩnh Long cố gắng cân đối nguồn cát cho cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đúng tiến độ 35% trong năm 2023.

Suy dinh dưỡng cấp tính đe dọa hàng trăm nghìn trẻ em ở Nigieria

Với gần 2/3 số cơ sở y tế ở nhiều khu vực thuộc Đông Bắc Nigeria bị phá hủy hoàn toàn hoặc hư hỏng một phần, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 14/12 ước tính, có khoảng 400.000 trẻ em có thể bị suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng trong năm tới.

Nhân viên y tế kiểm tra tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ em tại một cơ sở y tế ở Nigeria (Ảnh: UNICEF)

“Nếu họ không nhận được sự điều trị cần thiết thì cứ trong 5 trẻ em, sẽ có 1 em tử vong. Những trường hợp bị tiêu chảy, sốt rét và viêm phổi đang gia tăng, gây nguy hiểm hơn nữa đối với mạng sống của trẻ em”, Giám đốc Điều hành của UNICEF – ông Anthony Lake cho biết trong báo cáo đưa ra ngày 14/12.

Đại diện UNICEF cũng cho biết: “Các khu vực rộng lớn của bang Borno đã không thể tiếp cận với bất kỳ hỗ trợ nhân đạo nào. Chúng tôi đặc biệt quan ngại về những trẻ em bị mắc kẹt ở những khu vực này”.

Theo UNICEF, các bang bị ảnh hưởng tồi tệ nhất là Borno, Yobe và Adamawa. Hoạt động nông nghiệp bị gián đoạn, mùa màng bị phá hủy, lương thực dự trữ cạn kiệt, tình trạng cướp phá xảy ra thường xuyên, gia súc bị giết hại hoặc bị bỏ bê.

Ông Anthony Lake cho biết, các chương trình của UNICEF về tiêm phòng vắc-xin, về nước sạch, vệ sinh môi trường và điều trị cho trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính đang làm nên những khác biệt tại các khu vực có thể tiếp cận, tuy nhiên, điều này vẫn là chưa đủ.

Theo ông, nếu không có đủ nguồn lực và  không được tiếp cận an toàn, UNICEF và các đối tác sẽ không thể tiếp cận với những trẻ em mà mạng sống của các em đang bị đe dọa.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, có tới 743 cơ sở y tế ở bang Borno (chiếm 35%) bị phá hủy hoàn toàn, 29% cơ sở bị hư hỏng và chỉ 34% số cơ sở không bị ảnh hưởng.

Trong tổng số 481 cơ sở y tế không bị phá hủy, có 31% trong số đó đang không hoạt động vì bất ổn an ninh. Gần 60% cơ sở y tế không có tiếp cận nước sạch và cứ 3 trong 4 cơ sở không có đủ chất khử trùng nước sạch để dùng.

Liên hợp quốc và các đối tác cần 94 triệu USD để cung cấp các dịch vụ y tế cho khoảng 6 triệu người, hơn một nửa trong số đó là trẻ em. Trong số này, họ cần 31 triệu USD để dùng cho các kế hoạch ứng phó trong năm 2017./.

Theo ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*