- Tỷ lệ lương hưu của người Việt Nam cao nhất thế giới - Vòng tứ kết Cúp Quốc gia 2023/2024 sẽ có 2 trận đấu được áp dụng công nghệ VAR. - Công bố thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh Bình Dương - Trao tặng 1.000 bình nước uống cho người dân huyện Gò Công Đông - Tuyên phạt ông Trần Quí Thanh 8 năm tù. - Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa đắc cử Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029. - Tỷ lệ lao động lĩnh vực nông nghiệp có việc làm sau đào tạo đạt từ 80% đến 85% - Xâm nhập mặn tại ĐBSCL ngày càng gay gắt, bất thường - Tiền Giang: Sẵn sàng tiêm 5.370 liều vắc xin 5 trong 1 cho trẻ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. - Giá xăng dầu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ. - ĐBSCL: Số ca mắc tay chân miệng tăng mạnh…

Hệ Mặt trời đã có “hành tinh thứ 9” ấm áp và… sống được?

Thiên thể đang bị coi là “không đủ chuẩn hành tinh” thực ra có cấu trúc phức tạp và có một đại dương ngang tuổi đại dương của Trái Đất.

Nghiên cứu mới từ Đại học California ở Santa Cruz và Viện Nghiên cứu Southwest đã đưa ra một tuyên bố choáng váng: Sao Diêm Vương, thiên thể ở nơi xa thẳm của Hệ Mặt trời, từng có một quá khứ ấm áp và một đại dương hình thành tận 4,5 tỉ năm về trước.

Các nhà khoa học đã dùng nhiều kịch bản tiến hóa để “khớp” với các dữ liệu mà tàu vũ trụ New Horizons của NASA đã thu thập được, và tìm ra được một lịch sử phát triển nhiệt và kiến tạo vô cũng phức tạp.

Hệ Mặt trời đã có hành tinh thứ 9 ấm áp và… sống được? - Ảnh 1.

Cấu trúc nhiều lớp của Sao Diêm Vương: lõi đá, đại dương ngầm, lớp băng giàu nước và vỏ băng giàu nitrogen bên ngoài cùng, với các tàn tích của sự nở ra trong quá trình chuyển đổi từ tiền hành tinh sang hành tinh thực thụ – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Sao Diêm Vương sơ sinh đã trải qua một quá trình “khởi động nóng”, với 2 nguồn nhiệt lượng không lồ: sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ trong đá và năng lượng hấp dẫn khi các vật liệu không gian bắn phá bề mặt của nó, khi nó hãy còn là một vật thể “tiền hành tinh”.

Quá trình này khiến băng giá trong khối tiền hành tinh đang được bồi tụ tan chảy, hình thành các đại dương sơ sinh. Thiên thể ngày một nở to ra cho đến ngày “trưởng thành”, trở thành một hành tinh thực thụ như chúng ta thấy ngày hôm nay.

Sau đó, cả hành tinh và đại dương của nó được làm mát. Do đặc điểm ở rất xa mặt trời nên toàn bộ bề mặt thiên thể đều đóng băng. Nhưng bên dưới lớp băng, đại dương vẫn luôn đủ ấm áp để giữ nước ở trạng thái lỏng, và có các bằng chứng cho thấy đại dương của Sao Diêm Vương cũng có hệ thống thủy nhiệt như Trái Đất hay mặt trăng Enceladus của Sao Thổ, tức hoàn toàn có thể phát triển sự sống.

Với tuổi đời 4,5 tỉ năm vừa được xác định, các nhà nghiên cứu tin rằng bên dưới bề mặt băng giá của Sao Diêm Vương đang tồn tại, hoặc ít nhất từng tồn tại sự sống. Không rõ đại dương to lớn đến đâu, nhưng một nghiên cứu trước đó, cũng có sự tham gia của Đại học California ở Santa Cruz, cho rằng ít nhất nó trải rộng khắp thùy trái của cánh đồng băng giá Sputnik Planitia – chính là trái tim màu trắng danh tiếng trên bề mặt Sao Diêm Vương.

Cách đây gần 1 năm, người đứng đầu NASA – nhà khoa học Jim Bridenstine, đã có tuyên bố rằng theo quan điểm của ông, Sao Diêm Vương phải là một hành tinh. Nó thực sự từng là hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt trời từ năm 1930 đến khi bị các nhà khoa học thế giới “giáng cấp” thành hành tinh lùn vào năm 2006.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*