- Huyện Cai Lậy: Hơn 3,4 tỷ đồng chăm lo cho gia đình chính sách nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7. - Tính đến sáng 25-7, mưa lũ sau bão số 2 đã khiến ít nhất 8 người chết, 9 người mất tích tại Điện Biên, Sơn La và Hà Nội. - Đài PT&TH đã trao mỗi cán bộ là con em gia đình thương binh liệt sĩ 1 phần quà trị giá 1.000.000 đồng. - Cứu hộ 3 du khách đi lạc trong rừng sâu Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà giữa đêm tối. - TP HCM dự kiến phòng trọ phải đảm bảo ít nhất 5 m2 mỗi người. - Dừa tươi Việt sắp sang Trung Quốc, người Thái lo mất thị trường tỷ USD. - Báo Indonesia sốc với sự đi xuống của bóng đá Việt Nam - Cựu phó chủ tịch huyện Chợ Mới lãnh 11 năm tù về tội tham ô. - Công an Hà Nội huy động 100% quân số đảm bảo trật tự trong Lễ Quốc tang - UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu làm rõ vụ \'xẻ\' 2,5 ha đất xây huyệt mộ để bán - Giảm lần thứ 3 liên tiếp, giá xăng RON95-III xuống dưới ngưỡng 23.000 đồng...

Giới khoa học nói thêm gì về vắc xin phòng ngừa ung thư?

Thế giới chỉ vài năm nữa sẽ có vắc-xin phòng ngừa các bệnh ung thư, theo cặp vợ chồng nổi tiếng đứng sau vắc-xin Pfizer/BioNtech phòng COVID-19.

 “Phương pháp mới loại bỏ ung thư hoặc thay đổi cuộc sống của bệnh nhân ung thư đang nằm trong tầm tay của chúng tôi” – nữ giáo sư Ozlem Tureci nói với BBC News.

Còn chồng bà là giáo sư Ugur Sahin, người đồng sáng lập công ty dược phẩm BioNTech của Đức, tin rằng “vắc-xin phòng ngừa ung thư có thể được phổ biến rộng rãi trước năm 2030”.

Cặp vợ chồng giáo sư này thành lập BioNTech vào năm 2008, ban đầu để sản xuất và phát triển các liệu pháp miễn dịch ung thư, sử dụng công nghệ mRNA. Tuy nhiên, khi đại dịch xảy ra, họ đã điều chỉnh công nghệ này để tạo ra một trong những loại vắc xin COVID-19 đầu tiên và hiệu quả nhất.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu vắc-xin ung thư trong nhiều thập kỷ qua. Một cách tiếp cận là dạy hệ thống miễn dịch nhận biết và tiêu diệt các tế bào ung thư – lý tưởng nhất là ngăn ngừa ung thư phát triển ngay từ đầu.

Ngoài ra, còn có các loại vắc-xin khác được nghiên cứu để điều trị cho những người đã mắc bệnh ung thư, bao gồm một loại vắc xin đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận cho những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối.

Trong cuộc phỏng vấn gần đây, 2 giáo sư còn nói rằng kinh nghiệm phát triển vắc-xin COVID của họ có thể giúp đẩy nhanh quá trình nghiên cứu vắc-xin ung thư khi đưa công nghệ mRNA vào xu hướng phổ biến.

Giới khoa học nói thêm gì về vắc xin phòng ngừa ung thư? - Ảnh 1.

Một nhân viên cầm lọ vắc-xin tại viện nghiên cứu BioNTech ở Mainz, Rhineland-Palatinate, Đức hôm 5-10-2022. Ảnh: ABC News

Tiến sĩ Sam Godfrey, trưởng nhóm nghiên cứu tại Cancer Research (Anh), nhận định: “Sự ra đời của một số loại vắc-xin COVID trong thời gian nhanh kỷ lục cho thấy khả năng rất lớn của công nghệ mRNA. Một ngày nào đó không xa nó có thể trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả giúp đánh bại ung thư”.

“Khoa học là con đường thoát khỏi đại dịch, khoa học là con đường của chúng ta để đánh bại ung thư. Tôi lạc quan rằng trong tương lai gần chúng ta sẽ thấy công nghệ mRNA và các phương pháp tiếp cận vắc-xin thú vị khác mang lại cho các bác sĩ nhiều lựa chọn điều trị hơn để giúp đánh bại ung thư” – tiến sĩ Godfrey nói thêm.

Nhiều hãng dược phẩm khác, bao gồm cả nhà sản xuất vắc-xin Moderna cũng đang nghiên cứu để chữa khỏi các bệnh ung thư cụ thể.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*