Đồng tiền các nước được đặt tên thế nào

Dollar xuất phát từ tên một xu bạc cổ, còn nhân dân tệ, yen và won đều có nghĩa là tròn.


1. Dollar
Từ đôla được dùng phổ biến nhất thế giới để làm tên của tiền tệ, như đôla Mỹ, đôla Australia, Canada, Fiji, New Zealand, Singapore và nhiều nước khác.
Theo OxfordWords, từ joachimsthal theo tiếng Hạ Đức (Low German) chỉ Joachim’s Valley – nơi từng là mỏ bạc lớn (hiện thuộc Séc). Những đồng xu được đúc từ bạc ở mỏ này được gọi là joachimsthaler. Từ này sau đó được rút gọn thành “thaler” và rồi biến thành “dollar”.


2. Peso
Peso nghĩa là “quả cân, cân nặng” (weight) trong tiếng Tây Ban Nha.


3. Mark
Trước khi sử dụng đồng euro, người Đức dùng đồng mark, người Phần Lan dùng đồng markka. Những cái tên này đều lấy từ đơn vị đo cân nặng.


4. Rial
Đồng rial của Oman và Iran bắt nguồn từ “regalis”. Theo tiếng Latin, từ “regalis” nghĩa là hoàng gia.


5. Rand
Cũng như dollar, đồng rand Nam Phi xuất phát từ tên gọi theo tiếng Hà Lan của thành phố Witwatersrand trong nước. Thành phố này nổi tiếng có nhiều mỏ vàng.


6. Krona
Rất nhiều nước Bắc Âu đặt tên đồng tiên theo chữ Latin “corona”, có nghĩa là “vương miện”. Một số ví dụ là đồng krona Thụy Điển, krone Na Uy, krone Đan Mạch hay króna Iceland.


7. NDT Trung Quốc, yen Nhật và won Hàn Quốc
Cả 3 từ này đều xuất phát từ chữ 圓 trong tiếng Trung, có nghĩa là “tròn, đồng xu tròn”.


8. Dinar
Jordan, Algeria, Serbia và Kuwait đều gọi đồng tiền của mình là “dinar”. Từ này bắt nguồn từ “denarius” – một loại xu bạc được dùng thời La Mã cổ.


9. Rupee
Trong tiếng Phạn, bạc đã qua chế tác được gọi là “rupya”. Các nước như Ấn Độ, Pakistan hay Indonesia đều lấy từ này đặt tên cho đồng tiền của mình – rupee, rupiah.


10. Pound
Đồng bảng Anh lấy tên từ “poundus”, trong tiếng Latin nghĩa là cân nặng. Ai Cập, Lebanon, Nam Sudan và Syria đều gọi đồng tiền của mình là pound.


11. Ruble
Cả Nga và Belarus đều đặt tên tiền của mình theo một đơn vị đo cân nặng của bạc.


12. Ringgit
Khi xu còn được đúc từ kim loại quý, nó thường bị kẻ trộm cạo bớt. Để ngăn việc này, các nước bắt đầu làm viền răng cưa cho các đồng xu. Trong tiếng Malaysia, “răng cưa” là ringgit. Đây cũng là tên loại tiền của nước này.

Nguồn Báo Người lao động Online