Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới”

Những ngày này, du khách đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám không khỏi ngạc nhiên khi thấy trường đại học đầu tiên của Việt Nam “khoác màu áo mới”.

Những ngày qua, việc một số hạng mục kiến trúc công trình của Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Văn Miếu) được quét vôi khiến không ít người ngỡ ngàng. Tuy nhiên, theo lý giải của Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đây chỉ là hoạt động chỉnh trang, vệ sinh di tích mang tính định kỳ và bình thường.

Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 1Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đang khoác lên mình “chiếc áo mới” để đón Tết. Toàn bộ hệ thống tường rào xung quanh di tích, tường nhà các khu vực… chưa được vệ sinh trong vài năm nên bong tróc, các cấu kiện gỗ cũng bị nấm mốc, bụi bẩn bám dày.
Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 2Trung tâm cho rằng, lớp vôi được quét lên là vôi truyền thống, hòa lẫn than bùn, giống như cách các di tích ở Hà Nội vẫn được làm hàng năm
Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 3Màu vôi mới, được thực hiện theo đúng công thức và vật liệu truyền thống, hoàn toàn không có hóa chất công nghiệp.
Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 4Vì không sử dụng hóa chất, sau một thời gian ngắn, lớp màu được quét sẽ trầm xuống như nguyên gốc.
Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 5Ông Đỗ Quốc Trung – bảo vệ lâu năm tại Văn Miếu cho biết: “Việc quét vôi để bảo vệ tường là rất bình thường và đã có kế hoạch đánh giá, khảo sát và thi công theo đúng kế hoạch. Ngoài việc loại bỏ mốc thì lớp vôi sẽ bảo vệ tường tốt hơn”. Được biết, cách đây gần 20 năm đã có một đợt tu sửa và quét vôi như thế này nhưng do lần này được thi công toàn diện nên ông Đỗ Quốc Trung cho rằng, đã tạo cảm giác lạ lẫm cho mọi người.
Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 6 Bức tường cũ cũng có lớp vôi y hệt, nhưng có dấu hiệu ẩm mốc theo thời gian
Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 7Trung tâm chỉ quét vôi bảo dưỡng các tường bao quanh hồ, cổng, ngách cổng nhỏ của Văn Miếu.
Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 8
Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 9Các hạng mục quan trọng nhất của di tích như cổng chính, Khuê Văn Các, nhà Tiền Đường, nhà Hậu Đường… được giữ nguyên vẹn
Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 10kỹ thuật quét vôi truyền thống pha với than bùn đang được sử dụng phổ biến trong quá trình tu sửa di tích ở Việt Nam.
Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 11Tất cả đá, gỗ, tường gạch đều bị phủ rêu phong, nấm mốc, nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng đến công trình.
Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 12Lớp tường cũ chưa được xử lý và lớp tường mới.
Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 13Dù khoác áo mới nhưng Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn trầm mặc trong cơn mưa cuối Đông.
Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 14Các loại thực vật mang theo rêu mốc xuất hiện theo thời gian
Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 15Phần tường gạch vổ bao quanh Văn Miếu vẫn được giữ nguyên vẹn 
Cận cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám khoác “màu áo mới” - ảnh 16Theo lý giải của Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, kỹ thuật quét vôi không sử dụng hóa chất nên chỉ sau một thời gian, màu vôi mới sẽ trầm xuống và mốc rêu sẽ mọc trở lại, trả lại vẻ cổ kính cho trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Nguồn tổ quốc