- Tỷ lệ lương hưu của người Việt Nam cao nhất thế giới - Vòng tứ kết Cúp Quốc gia 2023/2024 sẽ có 2 trận đấu được áp dụng công nghệ VAR. - Công bố thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh Bình Dương - Trao tặng 1.000 bình nước uống cho người dân huyện Gò Công Đông - Tuyên phạt ông Trần Quí Thanh 8 năm tù. - Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa đắc cử Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029. - Tỷ lệ lao động lĩnh vực nông nghiệp có việc làm sau đào tạo đạt từ 80% đến 85% - Xâm nhập mặn tại ĐBSCL ngày càng gay gắt, bất thường - Tiền Giang: Sẵn sàng tiêm 5.370 liều vắc xin 5 trong 1 cho trẻ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. - Giá xăng dầu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ. - ĐBSCL: Số ca mắc tay chân miệng tăng mạnh…

Ba phi hành gia trở về Trái Đất an toàn sau 4 tháng trên trạm Vũ trụ Quốc tế

Trung tâm quản lý các chuyến bay vũ trụ (MCC) thông báo ngày 30/10, ba phi hành gia đã trở về Trái Đất an toàn sau khi hoàn tất 40 thí nghiệm khoa học kéo dài 115 ngày trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Tại đây, nhà khoa học Mỹ Kate Rubins (Kết Ru-bin) đã trở thành người đầu tiên xác định trình tự ADN trong vũ trụ.

 Phi hành đoàn ISS trở về Trái đất sau 4 tháng làm việc trên quỹ đạo. ẢNh: VTV

Theo thông báo, nhà khoa học Rubins, cùng hai nhà khoa học Takuya Onishi (Ta-cu-y-a Ô-ni-si) của Nhật Bản và Anatoly Ivanishin (A-na-tô-li I-va-ni-sin) của Nga đã đáp xuống vùng đồng cỏ không có cây cối gần thành phố Dzhezkazgan (Déc-cát-gan) của Kazakhstan. Sau khi được đưa ra khỏi khoang chứa và ngồi trên thảo nguyên để thích nghi với lực hấp dẫn sau gần 4 tháng ở trong tình trạng không trọng lượng, ba phi hành gia nói trên đã được đưa đến một lán trại y tế gần đó để kiểm tra sức khỏe.

Trong nhiệm vụ vừa qua, phần lớn trong số 40 nghiên cứu mà họ thực hiện liên quan đến việc xác minh tác động của điều kiện môi trường vũ trụ đối với các sinh vật sống và vật chất. Nhà du hành Rubins của Mỹ đã thành công trong việc xác định trình tự ADN các mẫu của chuột, virus và vi khuẩn giống như trình tự sắp xếp được các nhà khoa học ở Trái Đất tiến hành cùng thời điểm.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết thí nghiệm này có thể giúp xác định những vi khuẩn nguy hiểm có trên trạm không gian để từ đó có thể chẩn đoán bệnh trong không gian một cách chính xác.

Ngoài các thí nghiệm nói trên, các phi hành gia còn có nhiệm vụ kiểm tra hệ thống điều khiển của tàu vũ trụ thế hệ mới Soyuz MS đưa phi hành đoàn kết nối với trạm không gian quốc tế ISS.

Hiện tại, 2 phi hành gia người Nga là Andrei Borisenko (An-đrây Bô-ri-sen-cô) và Sergey Ryzhykov (Xéc-gây Ri-di-cốp), cùng phi hành gia người Mỹ Robert Shane Kimbrough (Bô-bớt Sên Kim-Brâu) đang ở trên ISS sau khi đặt chân lên trạm không gian này vào ngày 22/10 vừa qua.

Dự kiến ngày 17/11 tới, tàu Soyuz MS cũng sẽ được phóng lên không gian để đưa phi hành đoàn mới lên trạm ISS, gồm phi hành gia người Nga Oleg Novitsky (Ô-léc Nô-vít-xki), cùng hai thành viên đến từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và NASA là Thomas Pesquet (Thô-mát Pê-xquét) và Peggy Whitson (Péc-ghi Uýt-xơn)./. 

Nguồn ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*