- Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả - Vàng SJC tái lập mốc 90 triệu đồng/lượng. - Cơn mưa dông vào chiều 14-5 làm 2 căn nhà tốc mái tại huyện Châu Thành, Tiền Giang. - Tổng giám đốc Việt Á xin giảm án, phủ nhận mức thiệt hại hơn 1.200 tỷ đồng. - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến diễn ra trong 27 ngày, khai mạc sáng 20/5. - Vụ 11 học sinh ăn 2 gói mì tôm chan cơm: Hiệu trưởng bị khai trừ ra khỏi Đảng. - Giá heo hơi gần chạm mốc 70.000 đồng một kg. - Ông Trần Văn Việt, Bí thư, Chủ tịch xã Cửa Dương, TP Phú Quốc khai đã nhận 2 tỷ đồng từ doanh nghiệp. - Đoàn luật sư TP.HCM xóa tên luật sư đối với bà Hàn Ni - Lẩu bò nhúng giấm và tả pí lù của Việt Nam lọt top 5 món lẩu ngon nhất thế giới. - Chính phủ xin gia hạn trả nợ khoản vay 4.000 tỉ đồng \'giải cứu\' Vietnam Airlines…

Quần thể 720 cây pơmu cổ thụ được công nhận là cây Di sản Việt Nam

Sáng 10/5, tại huyện biên giới Tây Giang (Quảng Nam), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp với UBND huyện Tây Giang và Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Lễ khánh thành Bia công nhận quần thể 720 cây pơmu cổ thụ là cây Di sản Việt Nam.

Đây là quần thể cây gỗ quý pơmu “độc nhất vô nhị” ở Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Theo số liệu điều tra khảo sát, rừng phòng hộ Bắc Sông Bung thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam quần thể phân bố trên diện tích 240ha gồm các khoảnh 4,5,6 thuộc tiểu khu 94; khoảnh 7 tiểu khu 97 và khoảnh 5 thuộc tiểu khu 101, tổng số cây pơmu đo đếm được là 1.366 cây, trong đó số cây có đường kính đo ở vị trí 1,3m  từ 10cm trở lên là 1.243 cây, số cây có đường kính dưới 10cm (cây tái sinh) là 123 cây. Cây lớn nhất có chu vi 7,52m.

Phát biểu tại buổi lễ, đại diện UBND huyện Tây Giang cho biết, quần thể cây pơmu này gắn liền với văn hóa và đời sống của người Cơtu. Theo truyền thống của người Cơtu, những cây to trong rừng, hoặc là chỗ trú ngụ của thần linh, hoặc là nơi linh hồn người chết trú ẩn. Việc chặt cây làm nhà phải có sự đồng ý của bản làng, phải làm lễ cúng để xin chặt cây. Người làng khác cũng không được xâm phạm phần đất, phần rừng của nhau theo ranh giới đã quy ước. Với quan niệm đó, đồng bào Cơtu tại huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem quần thể cây pơmu này là nhân chứng lịch sử trong 2 cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc mình cũng như của Tây Giang nói riêng và Việt Nam nói chung. Bởi vậy, đồng bào rất quý và luôn có ý thức bảo vệ nghiêm ngặt rừng pơmu này.

Mới đây, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã đến Tây Giang để điều tra, khảo sát và công nhận 720 cây pơmu cổ thụ trên là cây Di sản Việt Nam.

Sau đây là một số hình ảnh được phóng viên ghi lại tại buổi Lễ và rừng  cây pơmu cổ thụ này:


Quần thể cây pơmu sinh trưởng và phát triển trên địa bàn 2 xã Tr’hy và Axan thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
720 cây pơmu được công nhận là Cây di sản Việt Nam có độ tuổi trên 250 năm, trong đó cây lớn nhất trên 1.000 tuổi
Trong số 1.366 cây pơmu, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã lựa chọn 720 cây
có chu vi từ 2,40m trở lên để công nhận và cây Di sản Việt Nam

Sắp tới, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam và UBND huyện Tây Giang
sẽ hoàn thành hạ tầng để đưa du khách đến thăm quan rừng pơmu này

Cây Pơmu có tên khoa học là Fokienia hodginsii (Dunn), thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae).
Theo người dân địa phương, gỗ pơmu rất thơm và quý

Hiện người dân và chính quyền huyện Tây Giang bảo vệ khu rừng pơmu này rất nghiêm ngặt
Nghi thức cắt băng khánh thành Bia công nhận
quần thể 720 cây pơmu  là cây Di sản Việt Nam diễn ra sáng 10/5

Nguồn ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*