- Vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc, hoãn xuất cảnh 7 người. - Giá vàng miếng SJC lại lập đỉnh mới, cao nhất từ trước tới nay, chạm mốc 86 triệu đồng/lượng. - Cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long tiếp tục hầu toà. - Huyện Chợ Gạo: Phấn đấu quý I năm 2025 ra mắt huyện nông thôn mới nâng cao. - Không nhận được sự đồng thuận của dân, xã Thạnh Hội, TP.Tân Uyên, Bình Dương dừng việc sáp nhập. - Sản lượng vải thiều sụt giảm mạnh, nông dân Lục Ngạn lo thất thu. - Sản lượng thủy sản ước đạt 2.713,9 nghìn tấn trong 4 tháng. - Di dời, đốn gần 100 cây xanh mở rộng đường vào Tân Sơn Nhất - Thanh long loại 1 tại vườn được thương lái thu mua 45.000 đồng một/kg, tăng 40-50% so với cùng kỳ năm ngoái. - TP.HCM phát hiện 5 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực trong quý 1-2024...

Covid-19: Tình hình căng thẳng tại Thượng Hải

Trung Quốc sẽ phong tỏa Thượng Hải trong hai giai đoạn do sự bùng phát của biến thể Omicron.

Reuters dẫn lời chính quyền TP Thượng Hải cho biết lệnh phong tỏa hai giai đoạn (kéo dài 9 ngày) sẽ được áp đặt để “kiềm chế đợt bùng phát Covid-19 mới nhất, đảm bảo an toàn và sức khỏe của người dân”.

Giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 28 đến ngày 31-3 (phong tỏa nửa phía Đông Thượng Hải). Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 5-4 (phong tỏa nửa phía Tây Thượng Hải). Nửa phía Đông Thượng Hải là nơi đặt sân bay quốc tế Phố Đông – Thượng Hải và trung tâm tài chính.

Người dân Thượng Hải được yêu cầu ở nhà trong thời gian phong tỏa. Tất cả công chức và nhân viên công ty không tham gia cung cấp dịch vụ thiết yếu được khuyến cáo làm việc tại nhà. Chỉ có những người liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ quan trọng như gas, điện, giao thông vận tải, vệ sinh và thực phẩm mới được ra đường.

Covid-19: Tình hình căng thẳng tại Thượng Hải - Ảnh 1.

Kêu gọi người dân Thượng Hải đi xét nghiệm Covid-19 giữa lệnh phong tỏa. Ảnh: Reuters

Xe buýt, taxi và hệ thống tàu điện ngầm cũng ngừng hoạt động. Tuy nhiên, cảng lớn và dịch vụ hàng không ở Thượng Hải chưa rõ có bị đóng cửa hay không. Trước đó, Trung Quốc nhất quyết không phong tỏa hoàn toàn Thượng Hải, tiếp tục duy trì cảng lớn và trung tâm tài chính trong thành phố để tránh bị thiệt hại về kinh tế.

“Nếu Thượng Hải đóng cửa hoàn toàn, sẽ có nhiều tàu chở hàng quốc tế mắc kẹt ở biển Đông. Điều này sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu” – chuyên gia y tế Wu Fan của Thượng Hải nói.

Tuy nhiên, đến sáng 28-3, ông Wu Fan cho hay Thượng Hải phải phản ứng mạnh tay hơn do các cuộc xét nghiệm diện rộng đã phát hiện các “ổ dịch quy mô lớn” trên khắp thành phố.

Covid-19: Tình hình căng thẳng tại Thượng Hải - Ảnh 3.

Người dân xếp hàng bên ngoài một bệnh viện ở Thượng Hải để xét nghiệm Covid-19 ngày 27-3. Ảnh: Reuters

Thành phố 25 triệu dân này trở thành điểm nóng Covid-19 trong những ngày gần đây. Ngày 26-3, Thượng Hải báo cáo 2.631 ca mắc Covid-19 không triệu chứng, chiếm 60% tổng số trường hợp không triệu chứng của Trung Quốc vào ngày đó, cộng với 47 ca mắc Covid-19 có triệu chứng. Sang ngày 27-3, Thượng Hải ghi nhận 3.450 ca mắc không triệu chứng và 50 ca có triệu chứng.

Thượng Hải tìm cách giảm bớt tác động của Covid-19 bằng cách áp đặt phong tỏa 48 giờ đối với các khu phố riêng lẻ và xét nghiệm quy mô lớn. Nhưng cho đến nay, chiến lược này không làm số ca mắc Covid-19 của thành phố giảm đi, ngược lại khiến người dân đổ xô đi mua sắm và tích trữ nhu yếu phẩm. Đây là đợt phong tỏa lớn nhất tại Thượng Hải từ khi dịch bùng phát đến nay.

Tính đến sáng 28-3, Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 144.515 ca mắc Covid-19, 4.638 ca tử vong và 112.132 trường hợp phục hồi.

Covid-19: Tình hình căng thẳng tại Thượng Hải - Ảnh 4.

Xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm tại siêu thị ở Thượng Hải tối 27-3. Ảnh: AP

Nguồn: NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*