2016 là năm khởi đầu của cuộc chiến giữa những đám mây

Thomas Watson, người sáng lập IBM, có lần nói rằng “Tôi cho rằng thị trường toàn cầu có thể chỉ cần năm chiếc máy tính”. Sau đó ít lâu, câu nói này được xem là một trong những dự báo thiếu chính xác nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhưng dường như nó lại trở thành thực tế khi chúng ta đi vào kỷ nguyên của điện toán đám mây.

1

Ảnh minh họa 

Sau nhiều năm đầu tư vào các hệ thống máy chủ, phần mềm và middleware (phần mềm lớp giữa), hệ thống khôi phục sau thảm họa, các giải pháp bảo mật và mạng lưới, các công ty công nghệ và các công ty không thuộc lĩnh vực công nghệ dường như đã nhận ra rằng những cam kết của họ về thời gian và tiền bạc chưa bao giờ mang lại cho họ sự khác biệt mà họ mong muốn.

Gần như toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên toàn cầu, từ GE và Cocacola cho đến các doanh nghiệp nhỏ, đều đã đặt hàng triệu máy tính trên toàn cầu để thực hiện những tác vụ gần như giống nhau. Một vài công ty với các kỹ sư công nghệ rất giỏi và hiểu biết đã làm một số công việc hiệu quả và một số ít có thể thu lợi về kinh tế với quy mô cần thiết để những đầu tư này là có hiệu quả về giá thành.

Ngày nay, tương tự như tầm nhìn của ông Watson, chúng ta chỉ thấy khoảng từ năm đến mười “máy tính” (hay đám mây – cloud) có thể vận hành đủ lớn số lượng thiết bị để có thể cạnh tranh về giá và hiệu năng. Và các công ty khác đang cố gắng để trở thành một trong năm hoặc mười máy tính là những máy tính lớn nhất trên hành tinh.

Tất cả đều đến từ sự áp dụng mạnh mẽ của giải pháp Phần mềm là dịch vụ hay SaaS (Software as a Service) trong các doanh nghiệp cho đến lúc này, và đám mây đã đóng góp một vai trò đáng kể thì nó vẫn trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Nó (cloud) tương tự như khi chúng ta khi nhìn vào thị trường PC vào năm 1983, điện thoại thông minh vào năm 2003 hoặc thị trường tìm kiếm vào năm 1998.

Không tranh luận về các vị trí đang dẫn đầu thị trường này khi kỷ niệm 10 năm hình thành thì doanh số mà cloud tạo ra chỉ có khoảng 10 tỷ USD khi so sánh với hàng nghìn tỷ USD đang được chi tiêu trên toàn cầu cho các hoạt động công nghệ thông tin của doanh nghiệp, và vì thế chúng ta có thể nói rằng điện toán đám mây dường như chỉ mới bắt đầu.

Khi nhìn lại sự thay đổi vị trí giữa Microsoft, Amazon, Google và một số doanh nghiệp khác trong vài năm vừa qua, dường như chúng ta chỉ thấy các cuộc cạnh tranh chỉ mới bắt đầu trong hàng chục năm cho phát triển trong tương lai của cloud.

Bắt đầu là Amazon, khi họ đưa ra dịch vụ đám mây được xem là không đúng thời điểm. Hầu hết phản ứng đối với sáng kiến Amazon Web Service (tên dịch vụ điện toán đám mây của Amazon, còn được gọi AWS) đều xem đây là một trải nghiệm thú vị của một doanh nghiệp bán sách trực tuyến, nhưng không phù hợp với ai ngoài sự ngẫu hứng và một vào cá nhân phát triển phần mềm. Ông Steve Ballmer, cựu CEO của Microsoft, còn vắn tắt đơn giản hơn về trường hợp của AWS là “Amazon không có nhiều kinh nghiệm để bán hàng cho các doanh nghiệp lớn”.

Nhưng những gì mà Amazon có là những gì mà các công ty lớn cần trong hệ thống máy tính của họ, đó là quy mô hệ thống. Amazon là một trong số ít các công ty trên thế giới có thể phục vụ một số lượng lớn nhu cầu khách hàng thông qua web và có thể hỗ trợ cả công nghệ và dịch vụ để hấp dẫn cho các nhát phát triển mà không phải bỏ thêm công sức. Đây chính là một lợi thế bất ngờ đầu tiên, và rất sớm sau đó ngành công nghiệp đã nhận ra một số khác biệt đang hiện ra trong cuộc chiến về điện toán.

Những gì xẩy ra tiếp theo là sự thăng trầm như đã xẩy ra trong một ngành công nghiệp khi mới bắt đầu hình thành với nhiều doanh nghiệp tham gia và rút lui trong suốt thời gian này.

Amazone, như bất kỳ kẻ tiên phong nào, với khả năng cung cấp dịch vụ ngày càng tin cậy hơn tại mức giá thấp hơn, độ phủ rộng hơn đã từng bước chiếm nhiều hơn thị phần. Tuy nhiên, khi chúng ta tập trung vào những bước đi hụt hoặc sai lúc đầu của những doanh nghiệp như Google hay Microsoft thì chúng ta có thể nắm bắt được chuỗi DNA theo một trật tự, thì chúng ta sẽ quên đây là những cuộc chiến thế hệ kéo dài và rất khó để nhận ra những gì ở bên trong các đối thủ này.

Tại một thời điểm cụ thể, trong một tuần bình thường vào tháng Mười một năm 2015, và trong một thông báo bình thường của Google đã cho biết Diane Greene, người sáng lập ra và CEO của hãng VMWare đã sang Google để lãnh đạo nỗ lực đám mây của Google.

Chỉ sau một đêm, Google đã cho mở kho vũ khí công nghệ – các công nghệ mà được dùng nhiều năm nay để làm ra các thành công của Google như Google Search, Gmail, YouTube, Maps – với một người được xem là một cá nhân quan trọng nhất trong lĩnh vực phần mềm ngày nay.

Hiện nay, với định hướng đúng, Google đã có thể giải quyết rất nhiều vẫn đề còn thiếu trong nỗ lực đám mây của họ: đóng gói các gói công nghệ đúng để chào bán, xây dựng một hệ sinh thái phát triển rộng mở và kiên nhẫn làm việc với các tổ chức mà có sự thay đổi chậm chạp.

Thậm chí trong một vài tuần gần đây, Apple cho biết họ sẽ chuyển dịch đám mây từ AWS sang nền tảng Google và Spotify cũng đã làm một việc tương tự.

Và bắt đầu từ năm nay, các cuộc chiến thực sự sẽ bắt đầu.

Những đám mây nhiều màu sắc

Giai đoạn đầu của cuộc chiến này là cuộc chiến chủ yếu dựa trên giá và hiệu năng. Khi nhìn lại vài năm trước, Amazone đã giảm giá đến 44% để duy trì cạnh tranh và thu hút khách hàng mới. Đầu năm trước, Google cho biết rằng giá của họ sẽ giảm theo định luật More và chưa có dấu hiệu đến mức thấp nào thì họ dừng lại. Đây dường như chỉ là một vài chiến thuật về giá được đưa ra trong quá trình chuyển đổi khối lượng công việc thế giới hiện nay sang đám mây.

Nhưng giai đoạn tiếp theo sẽ đến khi đám mây trở nên thực sự hấp dẫn.

Cuộc chiến về giá là cuộc chiến mà các doanh nghiệp đều không mong muốn và các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực đám mây cũng không là ngoại lệ. Trong những năm tới, chúng ta sẽ bắt đầu chứng kiến các đám mây sẽ cố gắng tạo ra sự khác biệt, cũng như bán hạ tầng công nghệ thông tin theo dạng hàng hóa tiêu dùng để thu hút người dùng sẽ không thể kéo dài. Và cũng từ đây thì các dạng khác nhau của chuỗi DNA của mỗi doanh nghiệp sẽ trở nên quan trọng nhất.

Đối với Microsoft, một doanh nghiệp mà lợi nhuận chủ yếu đến từ phần mềm và dịch vụ cho doanh nghiệp, đã cố gắng nhiều và nhiều hơn nữa tích hợp nó vào các gói dịch vụ đám mây mà họ giới thiệu. Đối với IBM, dường như họ sẽ tạo giá trị bằng những giải pháp sâu với những lĩnh vực công nghiệp cụ thể cùng tư vấn và nỗ lực trong điện toán nhận thức. Đối với Google thì họ sẽ cố gắng giảm giá và khó có thể lặp lại các thành công lớn mà họ đã làm trong thời gian vừa qua.

Amazon dường như sẽ tìm lại chính mình ở nơi mà không quá xa đối với mảng kinh doanh cốt lõi bằng cách cạnh tranh thông qua giá thấp và đa dạng trong lựa chọn đối với dịch vụ cung cấp.

Cuối cùng, chúng ta cũng sẽ nhìn thấy những nỗ lực của các tay chơi khác như Oracle và thậm chí là khả năng tham gia của Facebook, một doanh nghiệp sẽ thiết kế mẫu mã riêng cho phù hợp với mô hình kinh doanh của chính doanh nghiệp này.

Đây không phải là một cuộc chơi mà người thắng trận sẽ giành được tất cả (winner-takes-all game), nhưng nó sẽ là một cuộc chiến tổng lực cho những trái tim và khối óc của tất cả các lập trình viên và doanh nghiệp trên hành tinh.

Những gì mà chúng ta đang biết là giá thành của điện toán đám mây sẽ tiếp tục giảm do nhu cầu tăng mạnh và các dịch vụ đưa ra sẽ để giải quyết một số đề vùng biên nhưng đang là tranh cãi lớn nhất của lĩnh vực công nghệ thông tin. Cuộc chiến đám mây chỉ mới bắt đầu.

Báo Nhân Dân