- Tỷ lệ lương hưu của người Việt Nam cao nhất thế giới - Vòng tứ kết Cúp Quốc gia 2023/2024 sẽ có 2 trận đấu được áp dụng công nghệ VAR. - Công bố thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh Bình Dương - Trao tặng 1.000 bình nước uống cho người dân huyện Gò Công Đông - Tuyên phạt ông Trần Quí Thanh 8 năm tù. - Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa đắc cử Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029. - Tỷ lệ lao động lĩnh vực nông nghiệp có việc làm sau đào tạo đạt từ 80% đến 85% - Xâm nhập mặn tại ĐBSCL ngày càng gay gắt, bất thường - Tiền Giang: Sẵn sàng tiêm 5.370 liều vắc xin 5 trong 1 cho trẻ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. - Giá xăng dầu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ. - ĐBSCL: Số ca mắc tay chân miệng tăng mạnh…

Viên chức tuyển dụng sau ngày 1-7 không được biên chế

Từ 1-7-2020, Luật Viên chức sửa đổi chính thức có hiệu lực sẽ áp dụng hàng loạt chính sách dành cho viên chức, trong đó có vấn đề biên chế.

Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc cùng với quyền và nghĩa vụ của các bên (điều 3 Luật Viên chức).

Theo đó, khi được tuyển dụng, viên chức sẽ được ký kết một trong hai loại hợp đồng làm việc:

Viên chức tuyển dụng sau ngày 1-7 không được biên chế - Ảnh 1.

Khi Luật Viên chức sửa đổi chính thức có hiệu lực,Viên chức tuyển dụng sau ngày 1-7-2020 không được hưởng chế độ biên chế suốt đời

1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn:

Trong hợp đồng xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng từ đủ 12 – 36 tháng, áp dụng với người trúng tuyển vào viên chức trừ trường hợp:

– Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện như có quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, có lý lịch rõ ràng, có sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ, có văn bằng, chứng chỉ … phù hợp vị trí việc làm …

– Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đây thì được chuyển sang làm viên chức và bố trí công tác phù hợp chuyên môn, nghiệp vụ.

Sau khi thực hiện xong loại hợp đồng này, viên chức sẽ được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

Đáng chú ý, từ 1-7-2020, khi Luật sửa đổi Luật Viên chức chính thức có hiệu lực, hợp đồng xác định thời hạn đã được gia hạn thêm thời gian, cụ thể từ đủ 12 – 60 tháng (hiện nay đang là từ 12 – 36 tháng).

Đồng thời, khoản 2, điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức khẳng định: Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 1-7-2020 trừ cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức và người được tuyển dụng làm viên chức tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, viên chức trúng tuyển mới từ 1-7-2020 là đối tượng phải thực hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn

Đây là loại hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực. Theo khoản 2, điều 25 Luật Viên chức hiện hành, loại hợp đồng này áp dụng với các đối tượng:

Viên chức đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập; Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập hết thời hạn bổ nhiệm nhưng không được bổ nhiệm lại và vẫn tiếp tục làm việc tại cơ quan, đơn vị đó.

Viên chức tuyển dụng sau ngày 1-7 không được biên chế - Ảnh 2.

Viên chức được tuyển dụng từ ngày 1-7-2020 đều phải ký hợp đồng xác định thời hạn

Tuy nhiên, những đối tượng được áp dụng hợp đồng làm việc không xác định thời hạn từ 1-7-2020 đã được điều chỉnh tại Luật sửa đổi Luật Viên chức gồm: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1-7-2020; Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức; Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Đặc biệt, với những viên chức được tuyển dụng trước ngày 1-7-2020 nhưng chưa ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký. Sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng đã ký thì được ký hợp đồng không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, viên chức được tuyển dụng từ ngày 1-7-2020 đều phải ký hợp đồng xác định thời hạn. Nếu đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đủ điều kiện thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký tiếp hợp đồng với viên chức (khoản 3, điều 2 Luật sửa đổi).

Do không thuộc trường hợp được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nên những người được tuyển dụng mới từ 1-7-2020 sẽ chỉ được ký tiếp hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

Do đó, viên chức tuyển dụng sau 1-7-2020 không được hưởng “chế độ biên chế suốt đời”.

Nguồn SGGP

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*