*** Tỉnh Tiền Giang thông báo đủ điều kiện xét, đề nghị công nhận tỉnh đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. * Xảy ra cháy lớn tại Cảng cá Vàm Láng làm 5 tàu cá bị thiệt hại nặng. * Đoàn thanh niên huyện Cái Bè tổ chức nhiều hoạt động xung kích trong tháng Thanh niên. * Xã Hòa Tịnh huyện Chợ Gạo khánh thành và đưa vào sử dụng cầu dân sinh. * Huyện Đoàn Gò Công Đông khởi động chương trình tháng 3 biên giới. * Hiện các cửa khẩu sang Trung Quốc ngừng nhập sầu riêng, giá bán sầu riêng tại vườn ở Cái Bè, Cai Lậy giảm mạnh, từ 50 – 60 ngàn đồng/kg. * Xã Ngũ Hiệp huyện Cai Lậy nổ lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu. * Thủ tướng chính phủ chỉ đạo tăng cường mua lúa gạo tạm trữ, tiến hành thanh kiểm tra để chống ép giá trục lợi. * Sức mua yếu nhưng giá heo hơi vẫn tăng nóng. * Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra kiểm soát xử phạt vi phạm an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc phía Nam. * Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng cao. * Nhiều người sập bẫy vì tin vào phép màu trị bệnh gan trên mạng. * Đề xuất lập quỹ nhà ở quốc gia để lo chỗ ở cho người thu nhập thấp và trung bình. * 39% doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh còn gặp khó khăn về vốn kinh doanh. * Chủ tịch Quốc hội: Nghiên cứu sửa đỗi 1 số điều của Hiến pháp liên quan đến công tác tổ chức bộ máy. * Bộ Nội vụ đề nghị tỉnh, thành tạm dừng trình đề án sáp nhập huyện xã theo tiêu chí cũ. * Cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang hầu tòa vì giúp sức cho doanh nghiệp khai thác cát lậu. * Công an phong tỏa khám nghiệm hiện trường vụ nổ tại quán phở ở Thủ Đức nghi do rò rỉ khí gas. * Công an thành phố Hồ Chí Minh vào cuộc vụ tài xế xe buýt bị người mặc đồ xe ôm công nghệ đánh túi bụi. * Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đối thoại với Thanh niên. * Nhiều loại bánh được biến tấu tại Lễ hội bánh mì thành phố Hồ Chí Minh. * Hai doanh nghiệp ở Đồng Tháp thu về ngàn tỷ từ xuất khẩu bánh phòng tôm, bánh tráng. * 14 triệu dân số Việt Nam cần hỗ trợ về sức khỏe tinh thần. * Điều chỉnh giao thông quận 1 thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị phụ vụ Lễ kỷ niệm 30-4. * Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam báo lãi đột biến. * Nghệ An: 6 ngày vẫn chưa tìm thấy 3 ngư dân mất tích trong vụ chìm tàu cá. * Gia Lai: Tông vào biển báo giao thông, xe ô tô con bẹp dúm, 2 người văng ra khỏi xe. * Tổng thống Brazil sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. * Giáo Hoàng Francis xuất viện, vẩy tay mỉm cười sau 5 tuần điều trị. * Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bác luận tội Thủ tướng Han Duck Soo. * Quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ lung lay. * Thủ hiến Greenland nổi giận khi Đệ nhị phu nhân, Cố vấn an ninh Mỹ đến thăm. * Mỹ đặt ra mục tiêu: Nga và Ukraine ngừng bắn trước lễ phục sinh. * Canada tổ chức bầu cử sớm. * Ukraine thông báo đàm phán thành công với Mỹ ở Saudi Arabia. * Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường gặp Thượng nghị sĩ Mỹ Steve Daines. * Thổ Nhĩ Kỳ giam thị trưởng Istanbul trước khi xét xử, khiến phe đối lập phẩn nộ. * Cháy rừng nghiêm trọng ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

Phải trừng phạt “con bệnh” SIM rác, cuộc gọi rác

“Thủ phạm” nuôi dưỡng vấn nạn cuộc gọi – tin nhắn xấu và độc hại không ai khác ngoài các nhà mạng di động.

  Phải nhìn nhận rằng chưa bao giờ nhà chức trách – ở đây, cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền thông, lại quyết liệt và ra quân tổng lực trong cuộc chiến chống SIM rác nhằm giảm thiểu các tin nhắn – cuộc gọi xấu (rác, quảng cáo) và độc hại (mạo danh, lừa đảo).

Thế nhưng, vấn nạn này chỉ thuyên giảm phần nào và vẫn tiếp diễn làm phiền người dân.

Ngày chủ nhật 18-6-2023, chúng tôi liên tục nhận được những cuộc gọi từ số 0819744073 mạo danh Công an quận 5 (TP HCM) để lừa đảo về hồ sơ vụ án. Mới nhất, ngày 6-7-2023, chúng tôi nhận cuộc gọi từ số 0817142685 mạo danh Bộ Thông tin và Truyền thông dọa khóa số thuê bao trong vòng 2 giờ tới.

Nhiều người than phiền là mình bị quấy rầy nhiều nhất từ các cuộc gọi điện thoại quảng cáo, chào hàng. Những nhân viên bán hàng qua điện thoại này thường canh lúc người ta nghỉ trưa hay buổi tối để gọi.

Điều đáng nói là, vào thời điểm tháng 6, tháng 7-2023, vấn nạn tin nhắn – cuộc gọi nhẹ thì quảng cáo, nghiêm trọng thì mạo danh – lừa đảo không phải chỉ khiến cho người dân cảm thấy bị phiền nhiễu hay bị đe dọa nguy hiểm, mà hiện trở nên bất bình, phẫn nộ. Bởi chúng vẫn tồn tại cho dù cả nước mới vừa tiến hành cuộc tổng truy quét thu hồi cả triệu SIM không đăng ký chính chủ, đồng thời đang diễn ra cuộc tổng thanh tra đồng loạt của cơ quan quản lý từ trung ương tới địa phương.

Thậm chí, bọn tội phạm còn sử dụng các số thuê bao của những nhà mạng –là số điện thoại có đăng ký chính chủ – để thực hiện các cuộc gọi phạm pháp.

NÓI THẲNG: Phải trừng phạt con bệnh SIM rác, cuộc gọi rác - Ảnh 2.

Vậy, ai đang dung túng cho tình trạng này?

Nói thẳng, “thủ phạm” nuôi dưỡng vấn nạn cuộc gọi – tin nhắn xấu và độc hại vẫn luôn ở các nhà mạng di động. Họ từng có thời chạy đua phát triển thuê bao vô tội vạ để lại vô số SIM rác. Sau cao điểm giành thị phần, giờ với lý lẽ tăng trưởng doanh số, nhà mạng vẫn để xảy ra vấn nạn SIM rác và các cuộc gọi xấu hay độc hại.

Cho dù, các nhà phân phối và đại lý bán lẻ có là người trực tiếp vi phạm thì tất cả cũng quy về trách nhiệm quản lý của nhà mạng. Bất luận thế nào, các hành vi xấu và độc hại, thậm chí cả thủ đoạn dùng trạm BTS giả, cũng đều xảy ra trên các dịch vụ và cơ sở hạ tầng của nhà mạng, do nhà mạng quản lý và vận hành.

Riêng đối với các cuộc gọi – tin nhắn quảng cáo, pháp luật không cấm việc quảng cáo, bán hàng qua điện thoại. Nhưng pháp luật đã có những quy định cụ thể về hoạt động này để tránh bị lạm dụng, gây phiền nhiễu cho người dân. Vấn đề là các doanh nghiệp viễn thông cần phải có các biện pháp quản lý, kiểm soát nhân viên tiếp thị của mình.

Không chỉ có cơ quan chức năng mà chính người dùng điện thoại cũng phải tham gia cuộc chiến chống tin nhắn – cuộc gọi xấu. Biện pháp được “khuyên dùng” nhiều nhất là chịu khó một chút để thông báo cho nhà chức trách qua các tổng đài.

Bệnh quỷ cần có thuốc tiên. Bọn tội phạm tiến hành các cuộc gọi và nhắn tin nguy hiểm cũng như những người quảng cáo qua điện thoại quả thật đã bị lờn thuốc. Vì thế, nhà chức trách cần có những biện pháp quyết liệt, mạnh tay và nghiêm khắc hơn.

Bên cạnh các giải pháp công nghệ và quản lý, cơ quan chức năng cần phải vận dụng pháp luật để xử lý nghiêm từng vụ vi phạm một. Đã đến lúc phải trừng phạt đích đáng và làm gương chứ không chỉ vận động, thuyết phục.

Hành lang pháp lý để trị vấn nạn tin nhắn – cuộc gọi xấu và độc hại đã có đầy đủ, vấn đề là lực lượng thực thi hành động ra sao?

Cuối cùng, ai cũng rõ: chừng nào cơ quan chức năng và các nhà mạng chưa thật sự quyết liệt cùng nhau “song kiếm hợp bích” thì vấn nạn tin nhắn – cuộc gọi xấu và độc hại vẫn như “đầu Phạm Nhan”, chặt cái này lại mọc ngay cái khác.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*