*** Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Tiền Giang tặng quà Tết cho nạn nhân chất độc da cam ở huyện Cái Bè. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Cai Lậy phối hợp với Cơ sở bánh tráng Thanh Tuấn của huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh tặng 300 phần quà Tết cho hộ có hoàn cảnh khó khăn tại 3 xã: Phú Cường, Thạnh Lộc và Mỹ Thành Bắc. * Công an thành phố Mỹ Tho trao trả tài sản cho Tiệm vàng Kim Quang ở phường 10 đã bị cướp trước đó. * Công an tỉnh Tiền Giang tạm giữ hình sự 6 đối tượng tham gia đốt pháo hoa trên quốc lộ 1 và đang xác minh làm rõ 1 số đối tượng tham gia về tội gây rối trật tự công cộng. * Chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 29 Tết âm lịch tại Quảng trường Hùng Vương thành phố Mỹ Tho với hơn 500 lô hoa kiểng tham gia. * Đồn Biên phòng Tân Thành – Bộ đội Biên phòng Tiền Giang tổ chức tuyên truyền pháp luật cho người dân khu vực biên giới biển. * Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang tiếp xúc cử tri xã Mỹ Hạnh Đông thị xã Cai Lậy. * Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tân Phước tổ chức phát động chủ đề năm 2025 và trao tiền hỗ trợ chương trình “Mẹ đỡ đầu cho trẻ em mồ côi”. * Trung tâm Văn hóa thể thao và Truyền thanh huyện Gò Công Tây tổ chức Hội thi tạo hình linh vật mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ. * Cha vợ và con rể bị bắt khẩn cấp vì dùng gậy 3 khúc hành hung tài xế Grab ở quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh. * Nghệ An: Xe tải chở lá dong lao vào cửa hàng tạp hóa làm 6 người chết. * Cục Cảnh sát giao thông: Rà soát tổng thể hệ thống đèn tín hiệu giao thông để người dân không bị xử lý oan. * Bộ Tài chính nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức. * Hà Nội: Xe máy biến dạng sau va chạm với xe tải trên cầu Nhật Tân làm 3 người chết. * Đoàn Lân sư rồng Miếu Bảy Bà – An Giang đoạt chức vô địch Giải Lân sư rồng quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh. * Huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An thông tin về việc Chủ tịch xã cầm đầu đường dây ma túy khủng. * Khánh Hòa: Người đàn ông lấy kiếm đe dọa vì bị nhắc nhở khi hái hoa gần Tháp Trầm Hương Nha Trang. * Cháy lớn tại 1 kho vải ở quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh, nhiều tài sản bị thiêu rụi. * Xe Mercedes chở 5 người lao xuống biển Nha Trang. * Trả lời phỏng vấn, ông Trump tuyên bố sẽ đạt được thỏa thuận về Greenland. * Nga tuyên bố đã kiểm soát 2 ngôi làng ở Ukraine. * Ukraine ra điều kiện về trao trả lính Triều Tiên cho ông Kim Jong Un. * Tàu điện đụng nhau trong hầm ở Pháp gần 50 người bị thương. * Tàu sân bay Mỹ bị tập kích ở Biển Đỏ. * Cháy rừng ở Mỹ do biến đổi khí hậu làm tăng sức tàn phá của thảm họa. * Giáo Hoàng Francis nhận Huân chương Tự Do.

Omicron tròn 1 năm: Thở phào và thận trọng

Sau 1 năm xuất hiện, Omicron đã sinh ra đến 500 dòng hậu duệ nhưng chưa dòng nào được chỉ định là “biến chủng mới cần quan tâm”

  Trong thông cáo báo chí toàn cầu hôm 26-11 đánh dấu tròn 1 năm biến chủng Omicron xuất hiện, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định vẫn đang cùng với các nhà khoa học và chuyên gia y tế công cộng trên thế giới theo dõi các dòng con đang lưu hành để tìm các dấu hiệu của biến chủng đáng lo ngại tiếp theo.

Một năm trước, ngày 26-11-2021, WHO tuyên bố nhân loại đang phải đối phó “một thứ gì đó mới, khác biệt và phải nhanh chóng chuẩn bị”. Đó chính là Omicron, biến chủng đã thay đổi quỹ đạo của đại dịch COVID-19. Chỉ trong 4 tuần sau đó, Omicron đã lan ra toàn cầu và nhanh chóng “soán ngôi” biến chủng thống trị cũ Delta. Tuy nhiên, xét về tổng thể, Omicron gây bệnh ít nghiêm trọng hơn so với Delta.

Qua một năm theo dõi, WHO cho biết đã có tới hơn 500 dòng hậu duệ của Omicron đang lưu hành nhưng tin tốt là không có dòng nào được chỉ định là “biến chủng mới cần quan tâm”.

Cho đến nay, các dòng phụ này có nhiều điểm chung: khả năng lây truyền cao, sao chép ở đường hô hấp trên và có xu hướng gây ra bệnh ít nghiêm trọng hơn so với các biến chủng đáng lo ngại trước đó. Tất cả đều chứa các đột biến thoát miễn dịch. “Điều này có nghĩa là chúng giống nhau về tác động đối với sức khỏe cộng đồng và cách ứng phó cần thiết” – WHO khẳng định.

Omicron tròn 1 năm: Thở phào và thận trọng - Ảnh 1.

Một phụ nữ được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Thượng Hải hôm 25-11 Ảnh: REUTERS

Theo WHO, điều cần quan tâm nhất hiện nay vẫn là tăng cường giám sát để sớm phát hiện biến chủng mới cần quan tâm nếu có. Thống kê mới nhất của WHO cho thấy đáng chú ý nhất hiện nay là các hậu duệ của BA.5, nhất là BQ.1 và “con” là BQ.1.1 đang tăng tỉ lệ từ 19% lên 23,2% trên toàn cầu trong tuần lễ gần nhất.

Cặp đôi BQ.1 – BQ.11 cũng đang gây lo ngại trong mùa lễ hội cuối năm ở Mỹ. Theo kênh CNBC, thống kê công bố hôm 25-11 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) chỉ ra chúng đã chiếm tới 57% các ca COVID-19 mới, trong khi BA.5 “gốc” chỉ còn chiếm 1/5.

Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) cho biết cặp đôi BQ.1 – BQ.11 có khả năng thoát miễn dịch cao hơn, có khả năng kháng lại các thuốc điều trị COVID-19 phổ biến tại Mỹ như Evusheild và bebtelovimab.

Điều này có thể ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch kém (cao tuổi, bệnh nền, người ghép tạng, đang hóa trị…) do họ vừa có nguy cơ mắc COVID-19 nặng vừa là những người cần dùng đến thuốc điều trị COVID-19.

Hồi tháng 10, Tổng thống Mỹ Joe Biden từng khuyên những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nêu trên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung trong mùa đông này.

Biến chủng XBB cũng đang lưu hành ở mức thấp, 3%, tại Mỹ. Chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu Anthony Fauci cảnh báo XBB thậm chí có khả năng thoát miễn dịch cao hơn các dòng BQ, làm cho vắc-xin thế hệ mới được thiết kế chống lại BA.5 trở nên kém hiệu quả hơn, dù các mũi tiêm vẫn bảo vệ khỏi bệnh nghiêm trọng.

Tuy nhiên, một tuyên bố trước đó của WHO cho thấy tín hiệu khả quan rằng dường như XBB chủ yếu gây tái nhiễm ở nhóm cựu F0 thời “tiền Omicron”.

Theo người đứng đầu Viện Bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản (NIID) Takaji Wakia, quốc gia này cũng đang trong làn sóng COVID-19 thứ 8 với XBB và BQ.1 chiếm lần lượt 5% và 13% các ca mới.

Giáo sư Atsuo Hamada từ Trường ĐH Y khoa Tokyo trấn an rằng dù COVID-19 lây lan dễ hơn vào mùa đông nhưng biến chủng mới XBB và BQ.1 vẫn là những dòng Omicron mà vắc-xin ngăn chặn được các triệu chứng nghiêm trọng.

Ngày 27-11, Trung Quốc báo cáo số người mắc COVID-19 cao kỷ lục trong 24 giờ trước đó với 39.791 ca, tiếp tục tăng so với mức 35.183 ca của 1 ngày trước. Thủ đô Bắc Kinh và các thành phố lớn khác tiếp tục siết chặt phong tỏa để cố ngăn chặn làn sóng mới. Trong đó, Bắc Kinh đang ghi nhận số người mắc tăng nhanh nhất với 4.307 ca, tăng 66% so với 1 ngày trước; Trùng
Khánh có 8.861 ca, tăng 15%.
Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*