- Tiền Giang tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp hoạt động và gắn bó lâu dài. - Cầu Mỹ Thuận 2: Nỗ lực hợp long cầu chính vào ngày 30-10-2023. - Tiền Giang có 5 cặp Mẹ - Con tiêu biểu tham dự Trại hè Hoa hướng dương tại Hà Nội. - Phát hiện người phụ nữ chết dưới giếng nước lớn – TP. Mỹ Tho. - Đảm bảo nguồn máu điều trị cho 74 bệnh viện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. - Công an Cái Bè bắt giữ đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy. - Việt Nam chi ngân sách cho khoa học công nghệ hiện đang thấp đáng báo động, năm thấp nhất 0,82%. - Tăng cường lịch tiếp nhận máu để hỗ trợ cho khu vực Tây Nam Bộ. - Lâm Đồng nghiêm cấm sử dụng hóa chất để nhuộm chè. - ĐBQH chất vấn Bộ trưởng GTVT về việc sớm mở lại các trung tâm đăng kiểm. - ASEAN Para Games 12: Việt Nam vẫn trong tốp 3 nước dẫn đầu bảng xếp hạng...

COVID-19: Màu đỏ lan đến Trung Quốc, Đông Nam Á tăng mạnh

Khu vực dịch tễ Tây Thái Bình Dương mà WHO xếp Việt Nam vào chiếm tới gần một nửa số ca COVID-19 toàn cầu trong chu kỳ 28 ngày gần nhất, với số mắc và số tử vong đều tăng.

  Theo báo cáo dịch tễ mà Báo Người Lao Động nhận được từ WHO sáng 26-5, trong chu kỳ thống kê 28 ngày gần nhất, toàn thế giới ghi nhận thêm gần 2,3 triệu ca mắc mới và gần 15.000 ca tử vong mới do COVID-19.

Trong đó “nóng nhất” là Tây Thái Bình Dương, khu vực dịch tễ bao gồm một phần Đông – Đông Nam Á địa lý, châu Úc và các đảo quốc Thái Bình Dương.

COVID-19: Màu đỏ lan đến Trung Quốc, Đông Nam Á tăng mạnh - Ảnh 1.

Bản đồ thể hiện sự thay đổi về tỉ lệ số ca mắc mới với màu cam, đỏ tượng trưng cho mức tăng và tăng mạnh; xanh lá và xanh là giảm và giảm mạnh – Ảnh: WHO

Khu vực này báo cáo hơn 1,052 triệu ca COVID-19 mới cho dù nhiều nước trong khu vực cho biết đã giảm xét nghiệm tầm soát. Con số này tăng 38% so với chu kỳ trước. Tây Thái Bình Dương cũng có 1.456 ca tử vong mới, tăng 9%.

Màu đỏ và cam đã bao trùm hầu hết toàn bộ khu vực này trên cả hai bản đồ thể hiện sự thay đổi về tỉ lệ số ca mắc mới và số ca tử vong mới, so với chu kỳ 28 ngày trước đó.

Trong khi sắc đỏ, cam đã bao trùm khu vực thuộc Đông Nam Á địa lý, châu Úc, Nhật, Hàn từ tuần trước, thì thay đổi lớn nhất của tuần này là màu đỏ đã xuất hiện ở Trung Quốc trên cả 2 bản đồ, cho thấy sự chấm dứt chu kỳ sụt giảm mạnh sau làn sóng cuối 2022 – đầu 2023.

Tin tốt là Việt Nam không còn bị “điểm danh” trong danh sách các nước có sự thay đổi về tỉ lệ hay số ca ghi nhận lớn nhất như vài tuần trước.

Tại khu vực này, Mông Cổ, Papua New Guinea, Brunei có sự thay đổi lớn nhất về tỉ lệ ca mắc, dù số ca nhiều nhất báo cáo từ Hàn Quốc (462.726 ca, tăng 52%), Nhật Bản (164.367 ca, giảm 24%) và Úc (125.992 ca, tăng 49%), cũng là ba nước chiếm hầu hết số ca tử vong được báo cáo.

Có 40% quốc gia Tây Thái Bình Dương vẫn báo cáo mức tăng cao về số ca mắc COVID-19 mới (tăng trên 20%).

Khu vực dịch tễ Đông Nam Á (gồm một phần Đông Nam Á và Nam Á địa lý) lần đầu tiên báo cáo số ca giảm 31% sau nhiều tuần dù số tử vong tăng 61%. Mức giảm chủ yếu do sự hạ nhiệt ở Ấn Độ và các quốc gia Tây Á, cho dù Ấn Độ vẫn báo cáo số ca mắc và tử vong cao nhất (95.472 ca mắc, 503 ca tử vong).

Mức tăng cao ghi nhận ở Indonesia (tăng 92%), Thái Lan (357%) và Myanmar (1.235%). Tuy vậy Đông Nam Á vẫn chỉ xếp thứ tư thế giới về số ca mắc.

Số ca mắc cao thứ 2 và 3 lần lượt thuộc về châu Âu (572.906 ca) và châu Mỹ (484.889 ca), lần lượt giảm 45% và giảm 41% so với chu kỳ trước. Đông Địa Trung Hải và châu Phi báo cáo số ca không đáng kể.

XBB.1.5 vẫn là dòng biến chủng thống trị toàn cầu với tỉ lệ 41,57%. Tuy nhiên tỉ lệ này đang bị lấn át bởi sự gia tăng của các dòng XBB.1.16 (13,17%), XBB.1.9.1 (15,65%), XBB.1.9.2 (5,15%), XBB.2.3 (3,59%) và các XBB khác (10,8%).

Hiện XBB.1.5 và XBB.1.16 vẫn được xếp vào nhóm VOI (các biến chủng cần quan tâm) trong khi 4 dòng XBB khác kể trên cùng với BA.2.75, CH.1.1, BQ.1 được xếp vào nhóm VUM (biến chủng đang được theo dõi). Cả VOI và VUM đều thấp hơn VOC (biến chủng gây lo ngại) như chủng gốc, Alpha, Delta, Omicron ban đầu…

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*