Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tăng cường công tác phòng chống dịch từ cấp cơ sở

(THTG) Ngày 02-12, Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch Covid 19 tỉnh tổ chức họp trực tuyến 3 cấp để đánh giá công tác phòng chống dịch  Covid-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong tuần qua. Ông Nguyễn Văn Vĩnh – Phó Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cùng ông Nguyễn Văn Mười – Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang.

vlcsnap-2021-12-03-09h32m59s629.png

vlcsnap-2021-12-03-09h32m32s318.png

Lãnh đạo Sở Y tế báo cáo tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong tuần qua. Ảnh: Minh Nguyên

Theo báo cáo của Sở Y tế Tiền Giang, trong tuần qua từ 25/11 đến 1/12 toàn tỉnh ghi nhận 913 ca, giảm 726 ca, tỷ lệ 44,3% so với tuần trước, trong đó ghi nhận trong cộng đồng là 216 ca, nâng tổng số người mắc Covid-19 toàn tỉnh là 25.029 ca. Quyết định 1875 của Sở Y tế Tiền Giang công bố cấp độ dịch Covid-19 trong tuần từ ngày 25-11 đến ngày 1-12 Tiền Giang tiếp tục duy trì ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình).

Toàn tỉnh có 8 huyện, thị ở cấp độ 2 và 3 đơn vị cấp độ 3 (nguy cơ cao) gồm:  TP. Mỹ Tho, huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông. Về quy mô cấp xã, có 3 đơn vị cấp xã ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao), giảm 1 đơn vị so tuần trước, đều ở huyện Gò Công Đông, gồm thị trấn Vàm Láng, xã Tân Tây và xã Tăng Hòa.

vlcsnap-2021-12-03-09h35m12s467.png

vlcsnap-2021-12-03-09h35m02s397.png

Các địa phương nêu những khó khăn  trong công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay. Ảnh: Minh Nguyên

Tại cuộc họp, các địa phương nêu khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay, nhất là thiếu nhân lực, trang thiết bị, thuốc điều trị cho y tế cơ sở khi điều trị F0, thu phí xét nghiệm đối với F1 tại nhà. Qua báo cáo của các địa phương, tình hình ghi nhận số ca mắc Covid-19 trong tuần qua, ông Nguyễn Văn Vĩnh – Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, số ca nhiễm giảm không mang tính bền vững, vì khi không còn áp dụng lấy xét nghiệm PCR thì từ F0, F1 có khả năng lây trong gia đình và cộng đồng; người dân test nhanh Covid 19 tại nhà có kết quả dương tính không báo với cơ quan y tế có xu hướng cao. Ông đề nghị các địa phương cần nâng cao các giải pháp phòng chống dịch bệnh, không lơ là, chủ quan, nhất là tuyên truyền phòng chống dịch trong cộng đồng. Tập trung điều trị F0 tại nhà; tăng cường hoạt động của trạm y tế lưu động.

vlcsnap-2021-12-03-09h35m33s130.png

vlcsnap-2021-12-03-09h34m34s070.png

Ông Nguyễn Văn Vĩnh – Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Minh Nguyên

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Vĩnh yêu cầu thuốc điều trị F0 tại nhà phải do Sở Y tế điều phối cho trạm y tế cấp xã, đảm bảo đầy đủ. Đồng thời, các trạm y tế phải có đường dây nóng phân công người trực, nếu để xảy ra sự cố thì xử lý trách nhiệm người được phân công. Về công tác truy vết, phải truy vết cho được F1, F1 theo hộ gia đình, tiếp xúc gần ngoài gia đình. Xét nghiệm tầm soát đối với các địa bàn nguy cơ và đối tượng nguy cơ theo Công văn 7316; Quyết định 4158 Bộ Y tế. Việc phối hợp giữa doanh nghiệp và địa phương khi phát hiện F0 phải đúng quy trình an toàn theo Công văn 6526 của UBND tỉnh. Công bố cấp độ dịch tương ứng với mức độ dịch tại địa phương.  Tập trung tiêm tiêm vét; tiêm nhắc lại và tiêm bổ sung vacxin đúng đối tượng. Cơ quan nào để xảy ra dịch bệnh người lãnh đạo sẽ chịu trách nhiệm. Tiếp tục thực hiện kiểm tra công tác phòng chống dịch trong cơ quan, đơn vị, tuần tra, kiểm soát phòng chống dịch trong cộng đồng./.

Thanh Xuân