Cận cảnh quá trình tạo tác Mạn-đà-la tại Lễ hội Phật giáo Ấn Độ

Nằm trong chuỗi các hoạt động trong Lễ hội Phật giáo Ấn Độ tại Chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, phật tử khắp nơi khi về thăm chùa có cơ hội chứng kiến các vị sư Ấn Độ kiến tạo nên Mạn-đà-la, một tác phẩm nghệ thuật tinh hoa của tư tưởng Phật giáo.

Từ những hạt cát mịn như bột gồm đủ các loại màu sắc, qua bàn tay khéo léo, các vị sư đã tạo nên một bức tranh cát tuyệt vời. Nếu không một lần chứng kiến, hẳn chúng ta cũng không ngờ rằng bức tranh Mạn-đà-la cát đó chỉ được làm với một công cụ rất thô sơ.

Những hạt cát nhỏ, mịn, nhiều màu sắc là chất liệu chính để tạo nên Mạn-đà-la.

 

Tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, tập trung cao độ. Trong ảnh là đồ hình Mạn-đà-la
Dược sư, được sáu đến tám vị sư thực hiện liên tục trong bốn ngày.

Có nhiều Mạn-đà-la, tuy tên gọi, màu sắc đặc trưng từng phần và hình thể vuông tròn có khác nhau, nhưng nội dung Mạn-đà-la thì đều giống nhau. Mỗi hạt cát là biểu hiện của một kho năng lượng tinh thần.

Nguồn ĐCSVN