- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 năm 2024, cán bộ công chức được nghỉ 4 ngày. - Chiều 2-5, Quốc hội họp bất thường xem xét nội dung về công tác nhân sự. - Tiền Giang: Từ ngày 4-5, nắng nóng thu hẹp và dịu dần - Bốn ngày nghỉ lễ, cả nước xảy ra 277 vụ tai nạn giao thông, làm chết 109 người. - TPHCM thống nhất bổ sung 3 cầu kết nối qua sông Đồng Nai. - Truy tố 254 bị can trong \"đại án\" ngành đăng kiểm. - Tiền Giang đón hơn 94 ngàn lượt du khách dịp Lễ 30-4 và 1-5. - Cảnh báo dông lốc, mưa đá ở miền Bắc; miền Nam tiếp tục nắng nóng gay gắt. - Tiền Giang: Tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí trong 5 ngày nghỉ lễ. - Vụ nổ nồi hơi khiến 6 người tử vong: Điều tra làm rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan...

Nước xả từ thượng nguồn sông Mê Kông góp phần đẩy mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long

Theo ông Trần Đức Cường – Phó Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, hiện nay, với việc xả nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đã góp phần giải quyết được phần nào bài toán hạn và mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nguồn nước xả từ thượng nguồn sông Mê Kông sẽ góp phần đẩy lùi hạn hán và xâm nhập mặn tại ĐBSCL
(Ảnh minh họa: BT)

Theo Phó Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Kong Việt Nam Trần Đức Cường, nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng hạn, mặn lịch sử tại ĐBSCL hiện nay là do diễn biến cực đoan của thời tiết, trực tiếp là ảnh hưởng El Nino. El Nino gây những biến động thay đổi về thời tiết, chủ yếu ảnh hưởng tới chế độ mưa và chế độ dòng chảy. Trong đó, dòng chảy về ĐBSCL chủ yếu là từ thượng nguồn sông Mê Kông, với tổng lượng chảy hằng năm đạt 475 tỷ m3.

Bên cạnh đó, nguồn nước về ĐBSCL xuất phát từ ba nguồn chính, thứ nhất là từ các hồ chứa thủy điện của Trung Quốc. Nguồn nước thứ hai từ các quốc gia trung lưu, chủ yếu là nguồn nước mưa trên lưu vực của các quốc gia Lào, Thái Lan và Campuchia đổ về. Do lượng mưa giảm nên lượng nước xuống hạ lưu cũng giảm, theo số liệu thống kê giảm tới 55% tổng lượng nước từ các nước này.

Thứ ba là nguồn nước điều tiết tự nhiên ở biển hồ Tông Lê Sáp ở Campuchia. Hằng năm vào mùa lũ, nước dòng sông Mê Kông sẽ chảy ngược lên biển hồ Tông Lê Sáp để tích lên trên biển hồ này. Biển hồ này có dung tích trên 90 tỷ m3 nước, điều tiết của nó xuống hạ lưu sông Mê Kông mùa khô có thể đến 25 – 30 tỷ m3; lượng nước này giúp điều tiết, cung cấp nguồn nước cho ĐBSCL trong mùa khô. Trong năm 2015, mùa lũ xem như không có, vì vậy lượng điều tiết nước từ biển hồ xuống ĐBSCL khan hiếm, theo thống kê giảm 50% lượng nước từ biển hồ Tông Lê Sáp xuống ĐBSCL.

Cùng với đó, theo báo cáo của quan trắc, thủy triều biến động và bất thường đối với ĐBSCL rất khốc liệt, đỉnh triều so với trung bình nhiều năm cao hơn 0,6m. Bởi vậy, kết hợp với nguyên nhân thiếu nước ngọt từ phía trên thượng nguồn đổ xuống, ở hạ lưu nguồn nước mặn dâng cao đã dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán xảy ra mạnh ở ĐBSCL.

Cũng theo ông Trần Đức Cường, ngay từ đầu mùa khô 2016, nhận định thời tiết tiếp tục diễn biến theo hướng cực đoan, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam đã có báo cáo với Chính phủ, kiến nghị thông qua con đường ngoại giao, trực tiếp là các Vụ, tổ chức quốc tế chuẩn bị công hàm và yêu cầu phía Trung quốc xả nước ở thượng nguồn. Về phía Trung Quốc khẳng định đã xả nước ở hồ chứa nước Cảnh Hồng từ ngày 15/3 và sẽ kết thúc vào 10/4. Hiện nay, nguồn nước đã về vùng ĐBSCL.

Với lịch xả nước này, dự kiến nguồn nước về ĐBSCL sẽ kéo dài đến 29/4, mực nước tại Tân Châu và Châu Đốc đạt cao trình lớn nhất là 0,71m vào 7/4. Tổng lượng nước về Tân Châu và Châu Đốc cho đến hết tháng 4/2016 sẽ đạt khoảng 1,44 tỷ m3. Đây là nguồn lượng nước đáng kể góp phần giải quyết bài toán hạn và đẩy mặn ở ĐBSCL.

Cũng theo ông Trần Đức Cường, tại sông Cổ Chiên, nếu không có đợt xả nước từ phía thượng nguồn Trung Quốc, đường ranh mặn ngọt 1g/l sẽ xâm nhập vào khoảng 50km. Nếu phía Trung quốc xả với lưu lượng nước 2.140 – 2.240 m3/s sẽ góp phần đẩy đường ranh này ra khoảng 8km. Tại cửa sông Cửa Đại, dự kiến nếu không có đợt xả nước của Trung Quốc, đường ranh 1g/l có thể sâu tới 40km, nếu có nguồn nước về đường ranh này sẽ giảm 10 km so với khi không có nước xả. Với cửa sông Hậu, đường ranh mặn 1 g/l có thể vào đất liền 70km, nếu có nguồn nước đẩy xuống thì đường ranh sẽ được đẩy ra biển 6-7 km./.

Nguồn dangcongsan.vn

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*