- Nhiều thí sinh không mặn mà kỳ thi tốt nghiệp, chọn phương thức xét tuyển sớm. - Du lịch Bình Thuận hút khách trong đợt nghỉ lễ 30-4. - Vàng SJC loạn giá trong ngày nghỉ lễ. - Sầu riêng đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu. - Tiêu thụ điện đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện. - Giành 21 HCV, karate Việt Nam đứng đầu giải vô địch Đông Nam Á 2024. - Bộ GD-ĐT: Trước 15-8, cung ứng đủ SGK năm học 2024-2025. - Số ca mắc ho gà trong 4 tháng tăng gần 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. - Công ty GC Food lãi 3,5 tỷ mỗi tháng nhờ bán nha đam, thạch dừa. - Tập đoàn Yeah1, nhà sản xuất show \\\"Chị đẹp đạp gió rẽ sóng\\\", lãi gần 19 tỷ đồng trong quý cuối năm 2023, cao nhất kể từ quý I/2022...

Chuỗi thượng đỉnh đặc biệt của Tổng thống Biden

Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đến Ba Lan vào ngày 25-3 để thảo luận với người đồng cấp Andrzej Duda về những vấn đề liên quan cuộc xung đột Nga – Ukraine, đặc biệt là khủng hoảng nhân đạo.

Một ngày trước khi đến Warsaw, Tổng thống Biden dự kiến đến Brussels – Bỉ để bàn với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7).

Theo Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, Hội nghị Thượng đỉnh NATO lần này được tổ chức để thể hiện sự ủng hộ của NATO đối với Ukraine, cũng như gửi thông điệp mạnh mẽ rằng NATO luôn sẵn sàng bảo vệ mọi thành viên.

Chuỗi thượng đỉnh đặc biệt của Tổng thống Biden - Ảnh 1.

Tổng thống Joe Biden lên trực thăng đến thủ đô Washington – Mỹ hôm 20-3 Ảnh: REUTERS

Với một loạt cuộc họp thượng đỉnh nêu trên, Tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo châu Âu hy vọng có thể hoàn thiện và công bố những bước đi mới nhằm trừng phạt Nga.

Tuy nhiên, theo đài CNN, phần lớn giới chuyên gia nhận định những biện pháp đang được xem xét, kể cả lệnh trừng phạt bổ sung nhằm vào giới tài phiệt và các sản phẩm năng lượng của Nga, nhiều khả năng không thể thuyết phục Điện Kremlin từ bỏ chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Chuỗi hội nghị thượng đỉnh sắp tới cũng sẽ mang lại cho Tổng thống Biden cơ hội để thảo luận một vấn đề quan trọng khác liên quan đến cuộc xung đột Nga – Ukraine: Phải làm gì nếu Bắc Kinh quyết định hỗ trợ kinh tế hoặc quân sự cho Moscow?

Trong cuộc điện đàm kéo dài 110 phút hồi tuần trước với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Joe Biden đã cảnh báo về những hậu quả nếu Trung Quốc hậu thuẫn Nga. Tuy nhiên, trừng phạt nền kinh tế số 2 thế giới là vấn đề phức tạp hơn rất nhiều so với trừng phạt Nga, nhất là khi châu Âu không phải lúc nào cũng đồng tình với Tổng thống Biden về hướng tiếp cận Trung Quốc.

Trong bối cảnh đàm phán Nga – Ukraine dường như không tiến triển, giá dầu Brent giao sau và giá dầu Mỹ giao sau có thời điểm tăng hơn 3% trong phiên giao dịch ngày 21-3, lên lần lượt 111,46 USD/thùng và 108 USD/thùng.

Nỗi lo về nguồn cung cũng gia tăng, sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Ireland Simon Coveney và Bộ trưởng Ngoại giao Lithuanian Gabrielius Landsbergis hối thúc EU trừng phạt trực tiếp vào lĩnh vực năng lượng Nga. Trước đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) kêu gọi triển khai những biện pháp khẩn cấp nhằm cắt giảm nhu cầu sử dụng dầu mỏ.

Nguồn: NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*