- Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2024. - Hơn 9.600 tỷ đồng vốn đầu tư công chảy vào kinh tế TP HCM. - Số người Đồng Nai nghi ngộ độc sau ăn bánh mì lên hơn 200. - Tuyển Việt Nam bổ nhiệm tân HLV trong tháng 5. - \"Lật mặt 7\" của Lý Hải vượt mức 200 tỷ đồng sau bảy ngày phát hành, thống trị phòng vé dịp lễ. - Riêng tháng 4, toàn quốc đã xác lập 110 kỷ lục nhiệt độ, cao hơn cả năm 2023 và gấp gần 10 lần so với cùng kỳ tháng 4/2023. - Bộ Công an đề nghị dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và 11 bị can liên quan. - Khởi tố, khám xét nhà Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Vàng miếng, vàng nhẫn SJC đồng loạt giảm sau kỳ nghỉ lễ. - Vụ nổ lò hơi khiến 6 người chết tại Đồng Nai: Nguyên nhân do lỗi kỹ thuật khiến lò phát nổ. - Giá gas giảm 5.000-8.000 đồng/bình 12kg…

Quốc hội dành 2,5 ngày cho hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2

Các đoàn đại biểu Quốc hội đã gửi 59 nhóm vấn đề chất vấn để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá XV.

Ngày 13-10, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 4, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Theo Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, kỳ họp thứ 2 dự kiến kéo dài 17 ngày và chia thành 2 đợt: Đợt 1 diễn ra từ 20-10 đến 1-11 theo hình thức trực tuyến; đợt 2 diễn ra từ ngày 8-11 đến 13-11 theo hình thức trực tiếp.

Trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, ông Bùi Văn Cường cho biết kỳ họp có thể tổ chức theo hình thức trực tuyến trong cả kỳ.

Quốc hội dành 2,5 ngày cho hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2 - Ảnh 1.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo chương trình dự kiến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV – Ảnh: Quochoi.vn

Về chương trình và các nội dung kỳ họp, theo dự kiến, Quốc hội sẽ thảo luận báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, có nội dung về việc áp dụng các biện pháp đặc biệt phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15, thảo luận về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ thảo luận về nội dung việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được đề nghị báo cáo bổ sung, do hiện nay còn dư luận người dân một số nơi phản ánh chưa nhận được hỗ trợ.

Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 2 dự án luật và 5 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 5 dự án luật.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết có ý kiến đề nghị nên thay hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp bằng hoạt động “lắng nghe hiến kế của nhân dân” thông qua đại biểu Quốc hội để đưa ra các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, chuyển đời sống kinh tế – xã hội sang trạng thái bình thường mới.

Ông Bùi Văn Cường cho rằng thông qua báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, việc phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế – xã hội, các vị đại biểu Quốc hội đã truyền tải ý kiến của nhân dân và cử tri đến với Quốc hội.

Bên cạnh đó, hoạt động chất vấn tại kỳ họp này là một hình thức giám sát, thể hiện sự đồng hành của Quốc hội cùng cả hệ thống chính trị, đặc biệt là Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, tìm ra các giải pháp hiệu quả trong phòng, chống dịch, phục hồi sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.

Dự kiến chương trình kỳ họp, Quốc hội dành 2,5 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, trong đợt họp tập trung.

Tổng Thư ký Quốc hội đã đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội đề xuất vấn đề chất vấn. Đến nay, đã nhận được văn bản của 54 Đoàn đại biểu Quốc hội và 3 đại biểu Quốc hội với 59 nhóm vấn đề chất vấn, và chưa nhận được ý kiến đề xuất của 9 Đoàn đại biểu Quốc hội.

Trên cơ sở đó, Tổng Thư ký Quốc hội đã tổng hợp đề xuất chất vấn của các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, cần rút ngắn tối đa thời gian của kỳ họp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cao nhất, bởi đây là kỳ họp rất quan trọng. Bên cạnh đó, Văn phòng Quốc hội cần chủ động các phương án trong việc họp trực tuyến, trực tiếp.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*