- Từ ngày 28/4, cấm ô tô quay đầu xe ở đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. - Từ 1-5, sẽ mở cống Âu Nguyễn Tấn Thành khi độ mặn ở mức cho phép. - Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố trong vụ án tại TP HCM. - Hai kiểm lâm tử nạn khi chữa cháy rừng Tây Côn Lĩnh. - Phát hiện thi thể nữ giới đã \'khô\' trên ghế sofa trong căn hộ chung cư phường Tây Mỗ, Hà Nội. - TikTok thảm bại trong nỗ lực vận động hành lang ở Mỹ - TPHCM: Lần đầu tiên triển khai cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 - Phương tiện xếp hàng dài qua cầu Rạch Miễu trong ngày đầu nghỉ lễ - Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. - Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác…

Tìm ra vật thể khủng khiếp phát tín hiệu vô tuyến đến Trái Đất

Nguồn phát ra tín hiệu vô tuyến bí ẩn (SGR) J1935 + 2154 là một ngôi sao từ cực kỳ mạnh mẽ, vừa bị “tóm” bởi nhóm nghiên cứu Trung Quốc – Mỹ, bằng một đài quan sát tia X tối tân.

 Theo bài công bố trên Nature Astronomy, tín hiệu vô tuyến (radio) lạ mà một số đài thiên văn bắt được trước đó là dạng “chớp sóng vô tuyến” (FRB), một dạng tín hiệu cực nhanh, cực mạnh, đủ sức đi từ thiên hà này đến thiên hà kia.
Tìm ra vật thể khủng khiếp phát tín hiệu vô tuyến đến Trái Đất - Ảnh 1.

Thiên hà Milky Way, ngôi nhà chung của ngôi sao từ bí ẩn và Trái Đất – Ảnh: NASA

Nguồn gốc của FRB luôn khiến các nhà thiên văn hứng thú. Có nhiều giả thuyết: do một vụ sáp nhập sao neutron, do một vụ nổ siêu tân tinh, hoặc do một nền văn minh xa xôi nào đó có công nghệ tiên tiến hơn văn minh Trái Đất.

Đó chính là một sao từ (magnetar) cùng thuộc thiên hà Milky Way với Trái Đất. Sao từ là dạng mạnh mẽ nhất của sao neutron, nhóm vật thể đã được coi là “siêu năng lượng”. Có thể hiểu nguồn gốc của sao neutron như sau: một ngôi sao như Mặt Trời của chúng ta khi dần cạn nặng lượng sẽ bùng lên thành ngôi sao đỏ khổng lồ, sau đó dần sụp đổ, co hẹp lại thành sao lùn trắng; sau một thời gian sao lùn trắng “chết” lần thứ 2 trong một vụ nổ siêu tân tinh, còn trơ lại một lõi vật chất siêu năng lượng là sao neutron.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*