- Tỷ lệ lương hưu của người Việt Nam cao nhất thế giới - Vòng tứ kết Cúp Quốc gia 2023/2024 sẽ có 2 trận đấu được áp dụng công nghệ VAR. - Công bố thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh Bình Dương - Trao tặng 1.000 bình nước uống cho người dân huyện Gò Công Đông - Tuyên phạt ông Trần Quí Thanh 8 năm tù. - Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa đắc cử Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029. - Tỷ lệ lao động lĩnh vực nông nghiệp có việc làm sau đào tạo đạt từ 80% đến 85% - Xâm nhập mặn tại ĐBSCL ngày càng gay gắt, bất thường - Tiền Giang: Sẵn sàng tiêm 5.370 liều vắc xin 5 trong 1 cho trẻ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. - Giá xăng dầu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ. - ĐBSCL: Số ca mắc tay chân miệng tăng mạnh…

Liên kết vùng trong phục hồi kinh tế

Các địa phương phía Nam đã sẵn sàng cho kết nối liên vùng để khởi động lại hệ thống sản xuất, bảo đảm an toàn phát triển kinh tế

 Sau khi từng bước khống chế được dịch Covid-19, lãnh đạo các địa phương phía Nam nhanh chóng thúc đẩy các doanh nghiệp (DN) phục hồi sản xuất.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, vừa đề nghị Sở Công Thương đẩy nhanh việc thẩm định phương án sản xuất – kinh doanh, dịch vụ an toàn của các DN, cơ sở sản xuất – kinh doanh để thực hiện thống nhất trên địa bàn thành phố.

Sở Công Thương TP Cần Thơ cho biết đã có hướng dẫn tạm thời phương án sản xuất cho các DN từ nay đến cuối năm. Các DN thuộc các lĩnh vực sau được ưu tiên mở cửa, gồm: Y tế, chế biến thủy – hải sản, sản phẩm chế biến từ nông sản, lương thực – thực phẩm, nước giải khát; phân bón, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí – chế tạo; in ấn, bao bì, may mặc, thuộc da; lĩnh vực khác có mặt hàng, đơn hàng xuất khẩu… Điều kiện để hoạt động là DN đã thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19, bố trí khu vực cách ly tạm thời người nghi nhiễm và người tiếp xúc gần. Khi phát hiện ca nghi nhiễm, DN tạm dừng hoạt động tại dây chuyền/khu vực nơi có ca liên quan trực tiếp (F0, F1) mà không cần phải dừng toàn bộ nhà máy, cơ sở sản xuất.

UBND tỉnh Tiền Giang cho biết đã ban hành kế hoạch kết nối liên kết vùng để phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội nhằm không làm ùn ứ giao thông sau khi “bình thường mới” được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (đến ngày 31-10) phải tập trung quyết liệt cho công tác phòng chống dịch Covid-19 gắn với an toàn phòng chống dịch; bảo đảm ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho DN, HTX, hộ kinh doanh phục hồi, hoạt động trở lại; thực hiện công tác rà soát, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN, nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; bảo đảm việc đi lại của nhân dân thông suốt, thuận lợi và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Liên kết vùng trong phục hồi kinh tế - Ảnh 1.

Kiểm tra xe tải chở hàng hóa tại chốt kiểm dịch ở phường Hưng Phú (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) Ảnh: CA LINH

Giai đoạn 2 (từ ngày 1-11 đến cuối năm 2021), tỉnh chuyển từ “nguy cơ” sang “bình thường mới”. Ở giai đoạn này, phải tập trung triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất – kinh doanh gắn với chương trình phục hồi kinh tế của Chính phủ để thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, ổn định sản xuất – kinh doanh; tập trung khơi thông vốn đầu tư sản xuất.

Còn tại tỉnh An Giang, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng để DN “sống chung với Covid-19” thì phải đầu tư nhà máy chế biến ở nhiều nơi, thậm chí ở nhiều tỉnh khác nhau để tránh rủi ro. Dịch bệnh không thể nào bùng phát cùng một lúc ở nhiều tỉnh khác nhau nên DN có thể tận dụng “vùng xanh” để hoạt động tối đa công suất, bù đắp lại những nơi đã bị phong tỏa.

Hiện tỉnh An Giang cũng đã xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế với nhiều kịch bản linh hoạt để ứng phó tình hình dịch bệnh ở mức nghiêm trọng, có thể kiểm soát được cho đến trạng thái bình thường mới. “Với mỗi kịch bản như thế thì chúng tôi có các giải pháp phù hợp để giúp các DN từng bước phục hồi sản xuất” – ông Thư khẳng định.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*