- Tỷ lệ lương hưu của người Việt Nam cao nhất thế giới - Vòng tứ kết Cúp Quốc gia 2023/2024 sẽ có 2 trận đấu được áp dụng công nghệ VAR. - Công bố thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh Bình Dương - Trao tặng 1.000 bình nước uống cho người dân huyện Gò Công Đông - Tuyên phạt ông Trần Quí Thanh 8 năm tù. - Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa đắc cử Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029. - Tỷ lệ lao động lĩnh vực nông nghiệp có việc làm sau đào tạo đạt từ 80% đến 85% - Xâm nhập mặn tại ĐBSCL ngày càng gay gắt, bất thường - Tiền Giang: Sẵn sàng tiêm 5.370 liều vắc xin 5 trong 1 cho trẻ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. - Giá xăng dầu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ. - ĐBSCL: Số ca mắc tay chân miệng tăng mạnh…

Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 11

Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 12/12, Hội nghị Thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 11 khai mạc tại thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) với sự tham dự của 50 nữ Chủ tịch Quốc hội trên thế giới. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự hội nghị.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh các Nữ Chủ tịch Quốc hội Thế giới lần thứ 11. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc gia (Quốc hội) UAE, Tiến sĩ A. Al Qubaisi (A An Ca-bai-xi) cho biết Hội nghị Thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội là nơi tập hợp các nhà lãnh đạo Quốc hội, các bộ trưởng, các nhà khoa học trong lĩnh vực tư nhân, các lãnh đạo cộng đồng. Vì tương lai chung không chỉ là trách nhiệm của các nhà lập pháp, nhất là việc tối ưu hóa các lợi ích của tương lai cũng như đối phó với những thách thức chung. Tiến sĩ A. Al Qubaisi nhấn mạnh “Chủ nghĩa bảo hộ vẫn đang rất phổ biến trên thế giới. Tình hình hiện tại đang đặt ra nhiều thách thức với tất cả chúng ta. Chúng ta phải hợp tác để đối phó với các thách thức”. Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc gia (Quốc hội) UAE bày tỏ tin tưởng rằng những thách thức lớn mà thế giới đang phải đương đầu không phải là thách thức duy nhất, do vậy, cùng nhau hành động đóng vai trò rất quan trọng.

Cho rằng động lực cho quá trình toàn cầu hóa là các lợi ích về kinh tế, Tiến sĩ A. Al Qubaisi đánh giá Thỏa thuận Paris mới được ký kết cho thấy toàn cầu hóa đang là tâm điểm của các chương trình nghị sự. Bởi vậy, các nữ Chủ tịch Quốc hội trên thế giới cần hợp tác để ứng phó với thách thức toàn cầu chung.

Nữ Chủ tịch Quốc hội UAE cho rằng, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phát triển của kinh tế cho thấy một tương lai mới đang được định hình, trong đó thế giới đang phải đối phó với những thách thức mới, những thách thức không chỉ đến trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, mà còn trong các lĩnh vực khác nữa. Câu hỏi đặt ra là “chúng ta sẽ làm gì, tương lai sẽ định hình chúng ta hay chúng ta sẽ định hình tương lai?”. Tiến sĩ A. Al Qubaisi nhấn mạnh mong muốn “ứng phó với những thách thức để định hình tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai, để các thế hệ tương lai của chúng ta không phải đối mặt với những thách thức như vậy nữa”.

Chủ tịch Quốc hội UAE cho rằng, cùng nhau hành động không còn là khẩu hiệu xa lạ với các nữ Chủ tịch Quốc hội cũng như với hội nghị. Các nữ Chủ tịch Quốc hội đóng vai trò rất quan trọng trong định hình tương lai ở quốc gia của họ cũng như trong việc bảo vệ lợi ích của người dân và các thế hệ tương lai. Phụ nữ hiện đang là trung tâm của sự phát triển của xã hội. Họ cũng là những nhà đầu tư lớn nhất vào hòa bình và an ninh quốc tế. Họ cũng có năng lực đóng góp vào việc bảo vệ các thế hệ tương lai. Tiến sĩ A. Al Qubaisi khẳng định “Hội nghị thượng đỉnh đã thể hiện rất rõ niềm tin chúng ta có thể đạt được những tầm nhìn mà chúng ta đã cùng nhau xây dựng”.

Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) S. Chowdhury (Chau-ha-ry) đánh giá, Hội nghị Thượng định các nữ Chủ tịch Quốc hội trên thế giới đã có bước phát triển vượt bậc. Hội nghị lần đầu tiên năm 2005 chỉ có 19 người đại diện cho lãnh đạo Quốc hội trên thế giới. Hội nghị năm 2016 đã có tới 52 nhà lãnh đạo Quốc hội trên thế giới tham gia. Đây không chỉ là những người hoạch định những chính sách rất quan trọng cho đất nước của họ, mà họ còn đóng góp vào việc hoạch định ra những chính sách để thay đổi thế giới. Ông S. Chowdhury nói: “Thế giới có tới hơn 50% là phụ nữ, chúng ta không thể để lực lượng quan trọng này ở bên lề, đứng ngoài những chính sách xã hội”.

Chủ tịch IPU nhấn mạnh, phụ nữ lãnh đạo để thay đổi thế giới phải là mục tiêu quan trọng được đặt ra để tháo gỡ những thách thức trên thế giới về xóa đói, giảm nghèo, chống khủng bố, cùng nhiều vấn đề quan trọng khác. Ông S. Chowdhury nhấn mạnh “Chúng ta cần chuẩn bị rất tốt để phối hợp nỗ lực chống lại những thách thức ấy”, đồng thời đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 11 với chủ đề “Đoàn kết để định hình tương lai”.

Tại phiên khai mạc hội nghị, các đại biểu đã nghe thông điệp của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon (Ban Ki Mun) gửi tới hội nghị; phát biểu của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ UAE, Hoàng thân Sheikh Saif Bin Zayed Al Nahyan (Sếch Xai Bin Day-ét An Na-hy-an); Đại giáo trưởng Hồi giáo Al-Azhar (An A-da)… nêu bật vai trò của phụ nữ trong các cơ quan dân cử trên thế giới đối với việc bảo vệ lợi ích, nâng cao đời sống người dân; đánh giá phụ nữ là những nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự công bằng và đưa ra những chính sách, luật pháp để đạt được những mục tiêu phát triển bền vững…

Dự kiến, chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ có những bài phát biểu quan trọng tại các phiên thảo luận chuyên đề của hội nghị./.

Nguồn ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*