*** Tiền Giang triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông. * Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thi Công đoàn với công tác bảo vệ môi trường. * Huyện Châu Thành thành lập Chi hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ nghĩa tình. * Xã Hòa Khánh huyện Cái Bè khởi công xây dựng cầu Cây Chôm từ kinh phí xã hội hóa hơn 300 triệu đồng. * Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Tiền Giang tặng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo ở xã Hiệp Đức huyện Cai Lậy. * Công ty TNHH Chăn nuôi gia cầm Năm Hưởng ở huyện Chợ Gạo thành lập Công đoàn cơ sở. * UBND huyện Chợ Gạo công bố quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Chợ Gạo. * Thành phố Mỹ Tho công bố quyết định giải thể Ban Chỉ huy quân sự phường 3, 7, 8 và ra mắt Ban Chỉ huy quân sự phường 1, 2 sau khi sáp nhập. * Công an huyện Tân Phước tập huấn nghiệp vụ Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. * Cà Mau: Xác minh xe ô tô gắn biển số xe máy chạy trên đường ở Đầm Dơi. * Chính phủ trình Quốc hội xem xét thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương. * Lào Cai: Bắt 7 nam thanh nữ tú liên quan đến đường dây ma túy kẹo. * Giá vàng miếng cán mốc 90 triệu đồng 1 lượng, vàng nhẫn cao nhất lịch sử. * Đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh sẽ thông xe toàn tuyến vào quý 1 năm 2026. * Ra khơi sau bão, ngư dân Đà Nẳng bội thu. * Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo giải ngân gần 45.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong 2 tháng cuối năm. * Thành phố Hồ Chí Minh chính thức cấm phân lô bán nền. * Vận động ra đầu thú và tiếp tục truy bắt 9 người trốn ra nước ngoài liên quan đến các vụ án tham nhũng. * Hải Phòng tổ chức mô hình chính quyền đô thị, sẽ thành lập thành phố Thủy Nguyên trực thuộc thành phố Hải Phòng. * Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh giải cứu thai phụ bị phòng khám vẽ bệnh moi tiền ngay trên bàn mổ. * Thanh Hóa: Giám đốc Trung tâm Giám định Y khoa sửa kết quả 29 bản giám định. * Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh cảnh báo người lạ gọi điện thoại tự xưng cán bộ yêu cầu đổi tem đăng kiểm ô tô. * Cà Mau: Đầu tư 230 tỷ xây dựng biểu tượng con tôm và Quảng trường. * Lịch trả lương hưu, trợ cấp, bảo hiểm xã hội tháng 11 là vào ngày 1-11. * Doanh nghiệp vay hơn 10 tỷ USD qua kênh trái phiếu từ đầu năm. * Một Công ty kinh doanh bất động sản bị phạt vì ém thông tin trái phiếu. * Thời tiết ngày 31-10: Bắc bộ và Nam bộ ngày nắng, Trung bộ vẫn còn mưa to. * Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Pakistan, hướng tới kim ngạch thương mại 10 tỷ USD. * Mỹ lần đầu ghi nhận H5N1 trên heo. * Mỹ và Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên rút quân khỏi Nga. * Sáng 31-10, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo ra biển. * Mỹ đề xuất Lebanon ngừng bắn với Israel trước ngày 5-11. * Bom dẫn đường của Nga bắn trúng tòa nhà ở Kharkov. * Chính quyền ông Biden cam kết chuyển giao quyền lực trong hòa bình.

Hiểm họa từ loài ngoại lai xâm hại

Một báo cáo mới công bố hôm 4-9 cho thấy loài ngoại lai xâm hại khiến nhiều thực vật và động vật bị tuyệt chủng, đe dọa an ninh lương thực, đồng thời làm trầm trọng thêm thảm họa môi trường toàn cầu.

Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ Liên Hiệp Quốc về đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái (IPBES), loài ngoại lai xâm hại gây thiệt hại cho thế giới ít nhất 423 tỉ USD mỗi năm nhưng nhiều chuyên gia nhận định con số này trong thực tế có thể còn cao hơn nhiều.

Báo cáo cho rằng hoạt động của con người – thường thông qua du lịch hoặc thương mại toàn cầu – đang khiến các loài động vật, thực vật và sinh vật khác xuất hiện ở những khu vực mới với “tốc độ nhanh chưa từng có”.

Ước tính có khoảng 200 loài ngoại lai mới được ghi nhận mỗi năm. Báo cáo đã ghi nhận hơn 37.000 loài ngoại lai xuất hiện cách xa xuất xứ của chúng.

Trong số này, khoảng 3.500 loài bị xem là có hại, trở thành mối đe dọa toàn cầu nghiêm trọng bằng cách phá hủy mùa màng, xóa sổ các loài bản địa, gây ô nhiễm đường thủy, lây lan dịch bệnh và là mầm mống cho những thảm họa thiên nhiên tàn khốc.

Hiểm họa từ loài ngoại lai xâm hại - Ảnh 1.

Một con cóc mía bên trong chiếc túi nhựa sau khi được đưa ra khỏi bẫy ở TP Darwin – Úc Ảnh: REUTERS

Chẳng hạn như, theo kênh Al Jazeera, Úc đã nỗ lực tiêu diệt cóc mía trong nhiều năm nhưng không có kết quả.

Loài này có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ, lần đầu tiên được đưa vào bang Queensland năm 1935 để kiểm soát bọ cánh cứng phá hoại mía. Tuy nhiên, chúng nhanh chóng trốn vào vùng hoang dã và trở nên không thể kiểm soát.

Trong khi đó, ong bắp cày sát thủ được cho là đến Mỹ từ châu Á, có thể tàn phá toàn bộ tổ ong mật chỉ trong một cuộc tấn công.

Báo cáo cũng nói đến những loài ngoại lai xâm hại khác, như lục bình làm tắc nghẽn các hồ và sông ở châu Phi, cá sư tử ảnh hưởng đến nghề cá địa phương ở vùng Caribe, muỗi lây lan các bệnh như sốt xuất huyết, bệnh Zika, sốt rét và virus Tây sông Nile đến các vùng mới.

Báo cáo IPBES kết luận việc mở rộng kinh tế, tăng dân số và biến đổi khí hậu sẽ làm tăng tần suất và mức độ xâm lấn sinh học cũng như tác động của các loài ngoại lai xâm hại. Vấn đề là hiện chỉ mới có 17% quốc gia có luật hoặc quy định để đối phó mối đe dọa này.

Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có sự can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sự lây lan và tác động của chúng, tổng số loài ngoại lai xâm hại trên thế giới vào năm 2050 sẽ cao hơn 1/3 so với năm 2005.

Theo báo cáo, việc ngăn chặn sinh vật mới đến những khu vực mới là cách tốt nhất để kiểm soát mối đe dọa trên, như cần biện pháp kiểm soát nhập khẩu nghiêm ngặt và hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện và ứng phó với sinh vật ngoại lai.

Báo cáo cũng thúc giục các nước chung tay giải quyết vấn đề này. Trước mắt, một hiệp ước toàn cầu nhằm bảo vệ đa dạng sinh học được ký kết ở TP Montreal – Canada vào tháng 12-2022 đã đặt mục tiêu giảm một nửa tốc độ lan rộng của loài ngoại lai xâm hại vào năm 2030.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*