- Tỷ lệ lương hưu của người Việt Nam cao nhất thế giới - Vòng tứ kết Cúp Quốc gia 2023/2024 sẽ có 2 trận đấu được áp dụng công nghệ VAR. - Công bố thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh Bình Dương - Trao tặng 1.000 bình nước uống cho người dân huyện Gò Công Đông - Tuyên phạt ông Trần Quí Thanh 8 năm tù. - Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa đắc cử Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029. - Tỷ lệ lao động lĩnh vực nông nghiệp có việc làm sau đào tạo đạt từ 80% đến 85% - Xâm nhập mặn tại ĐBSCL ngày càng gay gắt, bất thường - Tiền Giang: Sẵn sàng tiêm 5.370 liều vắc xin 5 trong 1 cho trẻ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. - Giá xăng dầu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ. - ĐBSCL: Số ca mắc tay chân miệng tăng mạnh…

Hà Giang: Bảo tồn và phát triển giống ong nội địa phương

Để thực hiện phương pháp bảo tồn tại chỗ giống ong nội tại 4 huyện thuộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang yêu cầu tất cả các tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhân nuôi giống ong nội hiện có tại 4 huyện Cao nguyên đá; tuyệt đối không cho nhập các giống ong khác đến vùng này.

Một mô hình nuôi ong mật Bạc hà trên Cao nguyên đá Đồng Văn. (Ảnh: Văn Phú)

Tính đến thời điểm cuối năm 2016, trên địa bàn Hà Giang đã có 34.093 đàn ong và sản lượng mật đạt 193,02 tấn. Trong đó, đàn ong được nuôi chủ yếu tập trung tại 4 huyện Cao nguyên đá là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ là 20.983 đàn (chiếm trên 61,5% tổng số đàn ong của toàn tỉnh) và sản lượng mật đạt 104,49 tấn. Giống ong nuôi tại 4 huyện Cao nguyên đá thuộc giống ong nội địa phương.

Nhằm bảo tồn và phát triển giống ong nội, còn gọi là ong châu Á (tên khoa học Apis cerama) quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; tập trung phát triển giống ong nội tại vùng Cao nguyên đá Đồng Văn; ngăn chặn việc đưa các giống ong từ nơi khác vào khu vực bảo tồn trên cơ sở quy định của pháp luật; bảo vệ, phát triển và quảng bá Chỉ dẫn địa lý sản phẩm Mật ong Bạc hà huyện Mèo Vạc trên Cao nguyên đá Đồng Văn; phát triển diện tích cây hoa Bạc hà phù hợp với số lượng đàn ong trong những năm tiếp theo, ngày 19/7/2017, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Kế hoạch số 206/KH – UBND về Bảo tồn và phát triển giống ong nội tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, giai đoạn 2017 – 2020.

Khu vực bảo tồn giống ong nội tại Hà Giang được xác định tại 4 huyện thuộc vùng Cao nguyên đá gồm: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ.

Phương pháp bảo tồn, sẽ sử dụng phương pháp bảo tồn tại chỗ; bảo tồn giống ong nội trong môi trường sống đã được hình thành và phát triển các đặc điểm của giống ong nội này. Do vậy, để thực hiện phương pháp bảo tồn tại chỗ giống ong nội tại 4 huyện thuộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, yêu cầu tất cả các tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhân nuôi giống ong nội hiện có tại 4 huyện Cao nguyên đá. Tuyệt đối không cho nhập các giống ong khác đến vùng này.

Đối với công tác quản lý khu vực bảo tồn giống ong nội, huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến các thôn bản trong công tác quản lý đàn ong tại 4 huyện Cao nguyên đá Đồng Văn; ngăn chặn các tổ chức, cá nhân mang ong từ nơi khác đến khu vực bảo tồn thông qua các qui định của pháp luật; thông qua việc xác định các điểm đặt thùng ong tại các xã, thị trấn để quản lý việc phát triển và quản lý việc đưa ong từ các tỉnh khác đến khu vực bảo tồn giống ong nội; thực hiện ký cam kết giữa các hộ dân với chính quyền địa phương chỉ phát triển giống ong nội.

UBND 4 huyện vùng Cao nguyên đá chỉ đạo các lực lượng chức năng, chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp mang ong từ nơi khác đến khu vực bảo tồn; tăng cường công tác quản lý, kiểm soát thị trường, có chế tài xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng quảng bá hàng nhái, hàng kém chất lượng làm giảm uy tín, gây ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm Mật ong Bạc hà Mèo Vạc; tổ chức in tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc cấp cho các doanh nghiệp, HTX sử dụng Chỉ dẫn địa lý sản phẩm Mật ong Bạc hà Mèo Vạc…

Nhằm thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn giống ong nội địa phương, trong giai đoạn 2017 – 2020, tỉnh Hà Giang sẽ vận dụng linh hoạt các qui định của pháp luật để quản lý và ngăn chặn việc đưa các giống ong ở nơi khác vào khu vực bảo tồn; thành lập Ban chỉ đạo, các tổ kiểm soát lưu động cấp huyện, xã; triển khai cắm biển thông báo và xác định các điểm đặt thùng ong; tổ chức ký cam kết với các hộ nuôi ong; hỗ trợ lãi suất tiền mua con giống và phát triển cây hoa Bạc hà; trong năm 2017 sẽ ban hành qui trình trồng và chăm sóc cây hoa Bạc hà; xác định các chỉ tiêu, thành phần dinh dưỡng, hóa học, khai thác Chỉ dẫn địa lý Mật ong Bạc hà; khuyến khích các doanh nghiệp, các HTX sử dụng, khai thác chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc hà Mèo Vạc đăng ký mã vạch và truy suất nguồn gốc đối với sản phẩm mật ong Bạc hà.

Để thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn giống ong nội, hàng năm các cơ quan chuyên môn của Hà Giang sẽ triển khai tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về chăn nuôi, tạo chúa, tách đàn, phòng chống dịch bệnh, phòng chống hiện tượng ong bốc bay, kỹ thuật khai thác và bảo quản mật, nhất là kỹ thuật tạo chúa nhằm nhân đàn phục vụ cho sản xuất giống; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm mở rộng diện tích cây hoa Bạc hà trong tự nhiên cũng như gieo trồng đến toàn thể nhân dân nói chung và các hộ nuôi ong nói riêng tại 4 huyện Cao nguyên đá Đồng Văn.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Để bảo tồn và phát triển giống ong nội, các ngành chức năng cần tăng cường phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp, các HTX đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm mật ong Bạc hà; khuyến khích các doanh nghiệp, các HTX sử dụng, khai thác chỉ dẫn địa lý, đăng ký mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm mật ong Bạc hà. Đồng thời đẩy nhanh việc thực hiện và áp dụng Đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ giảm thủy phần nâng cao chất lượng, giá trị mật ong Bạc hà trên Cao nguyên đá Đồng Văn”./.

Nguồn ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*