*** Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tặng quà Tết cho hộ nghèo tại 2 xã: Long An và Thân Cửu Nghĩa của huyện Châu Thành. * Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh chủ trì cuộc họp đánh giá tiến độ sắp xếp, tổ chức bộ máy tại tỉnh theo Nghị quyết 18. * Chủ tịch HĐND tỉnh Tiền Giang Châu Thị Mỹ Phương chủ trì hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa thường trực HĐND tỉnh và thường trực HĐND cấp huyện năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. * Thị ủy thị xã Cai Lậy trao Huy hiệu Đảng cho Đảng viên tại phường 5. * Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tổng kết công tác năm 2024. * Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang Trần Thanh Nguyên đi thăm, chúc Tết và tặng quà cho các đơn vị, cơ quan, hộ nghèo và hộ chính sách trên địa bàn tỉnh. * Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Thanh tặng quà Tết cho hộ nghèo tại huyện Tân Phú Đông. * Thành ủy Mỹ Tho trao tặng Huy hiệu Đảng cho Đảng viên ở phường 1, xã Trung An và xã Mỹ Phong. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Mỹ Tho thăm và chúc Tết các cơ sở tôn giáo, cơ sở thờ tự tiêu biểu trên địa bàn thành phố. * Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Trầm thăm và tặng quà Tết cho gia đình chính sách ở huyện Gò Công Đông. * Giám đốc và 2 Phó Giám đốc một Sở ở Quảng Trị cùng xin nghỉ hưu trước tuổi. * Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương hầu tòa vì gây thiệt hại hơn 300 tỷ. * Người dân thành phố Hồ Chí Minh mong muốn được mở rộng tạm thời vĩa hè để rẽ phải tránh kẹt xe. * Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch siết kiểm tra nghệ sĩ, người mẫu, người nổi tiếng tham gia quảng cáo sai sự thật. * Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng khai sử dụng hết 4,2 tỷ đồng nhận hối lộ đi làm từ thiện. * Hầu hết tổ hợp xét tuyển Đại học của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đều có môn toán. * Viên chức, giáo viên mong chờ tiền thưởng Tết theo Nghị định 73. * Thủ tướng thúc đẩy Ba Lan công nhận cộng đồng người Việt là dân tộc thiểu số. * Dự kiến mức trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng từ ngày 1-7-2025 là 500.000 đồng. * 28 bệnh viện công lập và 2 bệnh viện tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh được xếp vào cấp chuyên sâu. * Tin tặc Trung Quốc vào máy tính Bộ trưởng Mỹ. * Thủ tướng Thái Lan kêu gọi hợp tác chống lừa đảo trực tuyến. * Tống thống Hàn Quốc Yoon tiếp tục bị giam sau khi Tòa bác khiếu nại. * Ba Lan cam kết sớm phê chuẩn EVIPA. * Thủ tướng Anh bất ngờ đến Kiev ký hiệp ước “Đối tác 100 năm”.

Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận: Không thể chậm hơn được nữa!

Nhà đầu tư dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận lo ngại nếu dự án không được xác định nguồn vốn thì khó có thể triển khai để kịp tiến độ thông tuyến vào năm 2020

 Đến nay, mốc thời gian thông tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận vào năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng chỉ còn hơn 1 năm nữa. Thế nhưng, khối lượng công việc còn lại nhiều như núi, những vướng mắc của dự án – đặc biệt là về vốn – vẫn chưa được giải quyết.

Những gì làm được, doanh nghiệp đã làm

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 99/TB-VPCP ngày 18-3 và Thông báo số 272/TB-VPCP ngày 2-8 về các giải pháp tháo gỡ khó khăn của dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, nhà đầu tư đã chủ động làm việc với Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng – Bộ Xây dựng, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thanh tra thuế để rà soát các vướng mắc trước đây cũng như tham vấn ý kiến để khắc phục, điều chỉnh.

Kết quả là trên cơ sở ý kiến của Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thanh tra thuế đã loại bỏ các nhà đầu tư “0 đồng” trước đây: Công ty Yên Khánh, Công ty Hoàng An, Công ty Thắng Lợi. Hiện tại, dự án chỉ còn 3 nhà đầu tư là Công ty Cầu đường CII, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc và Công ty CP Đầu tư Xây dựng BMT.

Trong các ngày 2 và 9-8, trên cơ sở ý kiến của Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng, Kiểm toán Nhà nước và ý kiến thẩm định của Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Tiền Giang cũng đã phê duyệt điều chỉnh dự án, ký kết phụ lục hợp đồng điều chỉnh dự án với nhà đầu tư…

ĐƯỜNG CAO TỐC TRUNG LƯƠNG - MỸ THUẬN: Không thể chậm hơn được nữa! - Ảnh 1.

Với quyết tâm của nhà đầu tư và chính quyền tỉnh Tiền Giang, tiến độ thông tuyến Trung Lương – Mỹ Thuận vào năm 2020 vẫn bảo đảm nếu giải quyết được vướng mắc về vốnẢnh: GIA MINH

Đến nay, nhà đầu tư đã huy động góp vốn chủ sở hữu và đưa vào dự án 2.500 tỉ đồng, ứng trước chi phí giải phóng mặt bằng cho tỉnh Tiền Giang để triển khai. Kết quả, 25% khối lượng dự án đã hoàn thành, 3 tháng qua tăng hơn 10% so với khối lượng thực hiện trong 10 năm trước đây.

Trước đó, ngày 23-7, nhà thầu thi công tổ chức giăng băng-rôn đòi nợ. Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang hôm 24-7, chủ đầu tư và nhà thầu thi công nêu quan điểm nếu không có vốn thì không còn cách nào khác là phải tạm dừng dự án. Ông Lưu Xuân Thủy, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, cho rằng những vướng mắc này đã “vượt ra khỏi khả năng của doanh nghiệp dự án” và “vượt ra khỏi sức chịu đựng của các nhà thầu” nên họ buộc phải đưa ra một kế hoạch dự kiến cho việc dừng dự án.

Theo ông Mai Mạnh Hồng, Tổng Giám đốc Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, những gì làm được, doanh nghiệp dự án đã làm rồi. “Chúng tôi đã tính toán cả thời gian xử lý nền đất yếu, lường trước khó khăn của việc vận chuyển vật liệu… Chúng tôi đã lên kế hoạch cho từng tháng, thậm chí mỗi ngày phải làm được khối lượng việc ra sao mới kịp tiến độ thông xe vào năm 2020. Không thể chậm hơn được nữa, hết thời gian rồi!” – ông Hồng lo ngại.

Tiếp tục… chờ

Thực tế sau hơn 3 tháng tái khởi động dự án, các nhà thầu đã nỗ lực hết sức nhưng đang gặp khó khăn rất lớn. Đó là nguồn vốn cho dự án từ ngân sách nhà nước chưa biết bao giờ được Quốc hội thông qua, trong khi vốn tín dụng từ các ngân hàng (NH) còn đang xem xét chưa định rõ việc thẩm định cho vay. Ông Mai Mạnh Hồng nhấn mạnh thời gian tới, nếu dự án không được xác định nguồn vốn thì khó có thể triển khai để kịp tiến độ thông tuyến vào năm 2020.

Về nguồn vốn ngân sách nhà nước, được biết, Chính phủ đã có các tờ trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thông qua 2.186 tỉ đồng để hỗ trợ dự án, sử dụng từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2018. Đến nay, do chưa có ý kiến chấp thuận của UBTVQH nên chưa thể xác định được kế hoạch bố trí vốn, thời gian giải ngân để làm cơ sở bảo đảm phương án tài chính của dự án.

Thực ra, với quyết tâm của nhà đầu tư và sự hỗ trợ có trách nhiệm của tỉnh Tiền Giang như thời gian qua thì khả năng thông tuyến năm 2020 là hoàn toàn khả thi nhưng với điều kiện phải tháo nút thắt” về vốn càng sớm càng tốt.

Thông tin đáng chú ý là ngày 15-8, Bộ Tài chính thừa ủy quyền của Thủ tướng đã trình UBTVQH phương án phân bổ nguồn vốn cho dự án Trung Lương – Mỹ Thuận. Dự kiến nội dung này sẽ được UBTVQH họp và quyết định tại kỳ họp vào tháng 9 tới.

“Thời gian đã trôi về những ngày cuối tháng 8-2019. Để triển khai thành công dự án, việc khơi thông nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đến tín dụng rất quan trọng, có tính chất then chốt nhằm xác định khả năng thực hiện dự án, khả năng thông tuyến trong năm 2020, hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận trong năm 2021” – ông Mai Mạnh Hồng kỳ vọng.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*