Hội nghị trực tuyến Chính phủ sơ kết kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2017

(THTG) Ngày 3/7, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương sơ kết tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2017

Tại điểm cầu chính Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Tiền Giang, dự hội nghị có ông Lê Văn Hưởng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Trần Thanh Đức – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng của kỳ họp, ngoài đánh giá đúng tình hình kinh tế xã hội quốc phòng an ninh, đối ngoại 6 tháng đầu năm, hội nghị cũng đưa ra những chủ trương giải pháp quyết liệt đồng bộ sáng tạo để chỉ đạo điều hành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội cả nước năm 2017.

1

Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Tiền Giang. Ảnh: Trần Liêm

Trong 6 tháng đầu năm, công tác chỉ đạo điều hành có nhiều đổi mới, và có hiệu quả cao. Kinh tế vĩ mô phục hồi mạnh, tăng lên theo từng quý, 6 tháng đạt 5,73%. Việt Nam là 1 trong 12 nước dẫn đầu tăng trưởng du lịch trên thế giới. Xuất khẩu tăng gần 19,5%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ những năm trước. Vốn FDI tăng mạnh; có trên 61.000 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng vốn trên 600.000 tỷ đồng. Cùng với phát triển kinh tế là sự phát triển đồng bộ của văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại, giảm nghèo, công tác an sinh xã hội, mức sống người dân tăng lên.

2

Ảnh: Trần Liêm

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng nêu lên những khó khăn hạn chế trong 6 tháng qua, nhất là nông nghiệp đầu ra sản phẩm còn bấp bênh, sản xuất của doanh nghiệp chưa phát triển mạnh, chi phí đầu tư còn dàn trãi, cổ phần hóa doanh nghiệp còn chậm. Những vấn đề xã hội bức xúc: an toàn thực phẩm, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, nạn phá rừng, khai thác cát trái phép, sạt lỡ ĐBCSL còn diễn ra nghiêm trọng… trước vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị, các bộ ngành, các địa phương tập trung các giải pháp chỉ đạo điều hành định hướng phát triển, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và Chính phủ đã giao phó. Trong đó các giải pháp cần quan tâm là đầu tư công, cải cách hành chánh mạnh mẽ hơn, cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện môi trường sống, công tác cán bộ và nhiều giải pháp quan trọng khác.

Các bộ ngành, các địa phương bàn sâu giải pháp thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017

Thanh Thảo