- Từ ngày 28/4, cấm ô tô quay đầu xe ở đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. - Từ 1-5, sẽ mở cống Âu Nguyễn Tấn Thành khi độ mặn ở mức cho phép. - Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố trong vụ án tại TP HCM. - Hai kiểm lâm tử nạn khi chữa cháy rừng Tây Côn Lĩnh. - Phát hiện thi thể nữ giới đã \'khô\' trên ghế sofa trong căn hộ chung cư phường Tây Mỗ, Hà Nội. - TikTok thảm bại trong nỗ lực vận động hành lang ở Mỹ - TPHCM: Lần đầu tiên triển khai cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 - Phương tiện xếp hàng dài qua cầu Rạch Miễu trong ngày đầu nghỉ lễ - Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. - Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác…

Tổng giám đốc WHO tuyên bố mạnh chưa từng thấy về nguồn gốc COVID-19

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh việc tìm ra nguồn gốc đại dịch COVID-19 là yêu cầu mang tính đạo đức và phải kiểm tra mọi giả thuyết.

 Reuters ngày 12-3 cho biết tuyên bố do ông Ghebreyesus đưa ra trên mạng xã hội Twitter và được xem là bình luận mạnh mẽ nhất của WHO về việc tìm ra nguồn gốc đại dịch COVID-19.

“Hiểu nguồn gốc của COVID-19 và khám phá tất cả giả thuyết là một yêu cầu về mặt khoa học để giúp chúng ta ngăn chặn sự bùng phát trong tương lai và một yêu cầu về mặt đạo đức, vì hàng triệu người đã tử vong và những người sống chung với hội chứng COVID-19 kéo dài” – ông Ghebreyesus viết.

Cách đây tròn 3 năm, WHO lần đầu tiên sử dụng cụm từ “đại dịch” để mô tả sự bùng phát COVID-19 trên toàn cầu.

Tổng giám đốc WHO tuyên bố mạnh chưa từng thấy về nguồn gốc COVID-19 - Ảnh 1.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters

Tờ The Wall Street Journal trước đó đưa tin một cơ quan của Mỹ đã đánh giá rằng đại dịch COVID-19 có thể bắt nguồn từ rò rỉ phòng thí nghiệm ngoài ý muốn của Trung Quốc, gây áp lực buộc WHO phải đưa ra câu trả lời. Bắc Kinh đã bác bỏ giả thuyết này.

Cuối tuần trước, các nhà hoạt động, chính trị gia và học giả viết trong một bức thư ngỏ rằng trọng tâm của dịp kỷ niệm 3 năm COVID-19 nên tập trung vào việc ngăn chặn tình trạng cung cấp vắc-xin COVID-19 không công bằng. Điều này được cho là dẫn đến ít nhất 1,3 triệu ca tử vong có thể phòng ngừa được.

Hồi năm 2021, một nhóm nghiên cứu do WHO dẫn đầu đã tới TP Vũ Hán – Trung Quốc. Đây là nơi báo cáo các trường hợp COVID-19 đầu tiên ở người.

Trong một báo cáo chung, nhóm này kết luận virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền từ dơi sang người thông qua một loài động vật khác nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.

Kể từ đó, WHO đã thành lập một nhóm cố vấn khoa học về các mầm bệnh nguy hiểm nhưng chưa đưa ra bất kỳ kết luận nào về nguồn gốc COVID-19.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*