- Tiền Giang phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 - Đến cuối tháng 4, ĐBSCL có khoảng 1.581 ha lúa ở Sóc Trăng và Bến Tre, 4.642 ha cây ăn quả có nguy cơ giảm năng suất. - TP. Gò Công đoạt giải Nhất Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Tiền Giang năm 2024. - Bảng xếp hạng futsal lần đầu tiên được FIFA công bố: Việt Nam xếp thứ 33. - Giá xuất khẩu cá tra dự báo tăng khoảng 10% trong nửa cuối năm nay. - Chuyển hồ sơ sang công an vụ hơn 500 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì. - Tăng phi mã, vàng SJC vọt lên 87,5 triệu đồng/lượng. - Học sinh của Đà Nẵng đoạt giải Nhất cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 tại Việt Nam. - Đồng Tháp xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên sang Nhật Bản. - Hôm nay hết hạn đăng ký dự thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 2. - Đồng Tháp báo động số ca mắc bệnh lao cao nhất 10 năm qua…

DNA con người đã thay đổi vĩnh viễn sau “thảm họa đen” 700 năm trước

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature chỉ ra bằng chứng giật mình cho thấy một số căn bệnh ảnh hưởng đến nhiều người trong chúng ta ngày nay có thể đến từ sự kiện bị thảm tấn công con người 700 năm trước.

Theo Ancient Origins, sự kiện bị thảm đó chính là dịch hạch – “Cái Chết Đen” đã giết chết 200 triệu người, tương đương 50% dân số châu Âu vào thời điểm 700 năm về trước. Kể từ thời điểm đó, một biến thể gien được gọi là ERAP2 xuất hiện trong DNA nhiều người.

Theo giáo sư y học di truyền Luis Barreiro từ Trung tâm Y tế Đại học Chicago – Mỹ, một trong các đồng tác giả chính của nghiên cứu, vào thời điểm xuất hiện, ERAP2 là một món quà vô giá, giúp người mang nó đề kháng tốt hơn với dịch hạch.

DNA con người đã thay đổi vĩnh viễn sau thảm họa đen 700 năm trước - Ảnh 1.

Các nhà khảo cổ đang khai quật một hố chôn tập thể dành cho bệnh nhân dịch hạch ở London – Anh – Ảnh: ANCIENT ORIGINS

Người mang nó chính là những người sống sót sau trận dịch đáng sợ. Họ đã truyền món quà đó vào cơ thể con cháu mình. Nó vẫn tồn tại ở nhiều người trong chúng ta cho đến ngày nay.

Nhưng có một tin xấu: Gien tác động đến hệ miễn dịch này có thể giúp các vị tổ tiên thoát chết hàng thế kỷ trước lại góp phần khiến người hiện đại mang nó dễ mắc một trong những nhóm bệnh khó trị và dễ gây chết người là bệnh tự miễn.

Bệnh tự miễn là những bệnh trong đó hệ miễn dịch hoạt động quá mạnh mẽ và đôi khi mạnh hơn mức cần thiết, khiến các “chiến binh” nó tạo ra không chỉ tấn công mầm bệnh mà còn tấn công lầm cả các cơ quan của người bệnh, trong tình huống xấu nhất dẫn tới suy đa cơ quan.

Tuy nhiên, xét trên một khía cạnh nào đó, gien này lại khiến hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn. Nghiên cứu cho thấy có hai biến thể ERAP2 tồn tại trong cộng đồng ngày nay, một cái không hoạt động gì, nhưng cái chiếm đa số hoạt động tốt. Theo thời gian, sự hiện diện của gien hoạt động tốt ngày một tăng lên trong vốn gien của con người.

Theo BBC, để đi đến kết quả này, các nhà khoa học đã xem xét răng của 206 cá thể cổ đại từ các hố chôn tập thể East Smithfield, được tạo ra ở London – Anh khi dịch hạch càn quét châu Âu hàng thế kỷ trước. Nghĩa trang này được đóng cửa vĩnh viễn khi đại dịch kết thúc.

Giáo sư Barreio cho biết khi biến thể này xuất hiện, nó là món quà sự sống vô giá bởi dẫn đến lợi thế sống sót lên tới 40% khi mắc dịch hạch.

Cho đến hiện tại, dịch hạch vẫn là một trong những căn bệnh chết chóc đáng sợ nhất mọi thời đại, với tỉ lệ tử vong cực cao. Để so sánh, tỉ lệ tử vong của COVID-19 là 0,03% đến 0,05% trên tổng số các ca bệnh, còn tỉ lệ tử vong của dịch hạch là 30%-50%.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*