Bản tin cập nhật tình hình Covid-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Thông tin tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (số liệu được cập nhật lúc 16 giờ ngày 20-7-2021).

chieu-20.7-moi-nhat-thai-20-dabg

Thông tin bệnh COVID-19 – Tỉnh Tiền Giang (cập nhật lúc 16 giờ ngày 20-7-2021)

Trong ngày có 05 ca tử vong, cụ thể:
+ C. T. M, nữ, sinh năm 1949, ngụ huyện Châu Thành. Nguyên nhân tử vong: Viêm phổi nặng do nhiễm SARS – CoV -2, tăng huyết áp độ /nhồi máu não cũ.+ L. T. H, nữ, sinh năm 1962, ngụ huyện Chợ Gạo. Nguyên nhân tử vong: Viêm phổi nặng do nhiễm SARS – CoV -2.

+ H. T. K .T, nữ, sinh năm 1967, ngụ TP. Mỹ Tho. Nguyên nhân tử vong: Viêm phổi nặng do nhiễm SARS – CoV -2.

+ N. T. M. T, nữ, sinh năm 1959, ngụ TP. Mỹ Tho. Nguyên nhân tử vong: Suy hô hấp, viêm phổi nặng do nhiễm SARS – CoV -2, Suy tim tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, di chứng đột quỵ

+ N. Q. M, nam, sinh năm 1933, ngụ TP. Mỹ Tho. Nguyên nhân tử vong: Suy hô hấp, viêm phổi nặng do nhiễm SARS – CoV -2/lão suy, di chứng tai biến mạch máu não cũ.

Số ca mắc bệnh mới trong ngày 128 ca, trong đó 79 ca trong khu cách ly, 39 ca cộng đồng và về từ vùng  dịch. Trong đó, có 01 ca F0 mới, Bùi.V.U, hộ khẩu xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông, lưu trú tại Thị xã Gò Công, đã được cách ly tập trung tại điểm cách ly tập trung trên địa bàn Thị xã Gò Công trước khi xét nghiêm dương tính với Sars-Cov-2. Mặc dù lưu trú tại địa bàn Thị xã Gò Công nhưng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh huyện Tân Phú Đông khẩn trương rà soát, truy vết thần tốc các trường hợp có tiếp xúc gần với ca bệnh.

Các giải pháp phòng, chống dịch bệnh:

– Kiểm tra thực hiện phương châm “3 tại chỗ” tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Tân Hương.

– Cục QLTT tỉnh Tiền Giang: Tăng cường kiểm tra, bình ổn thị trường trong thời gian giãn cách xã hội. Nhìn chung, đến thời điểm này chưa phát hiện hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Hàng hóa, thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, trứng, thịt, cá…, các loại thực phẩm thiết yếu khác tại các siêu thị, cửa hàng Bách Hóa Xanh, Vinmart+ và các chợ truyền thống, hàng hóa vẫn dồi dào, đảm bảo nguồn cung cho người tiêu dùng.

– Ngành y tế tiếp tục truy vết F0, F1;

– Kiểm soát chặt chẽ tại các trạm, chốt,..

– Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 huyện Tân Phú Đông tiến hành rà soát, truy vết thần tốc, các trường hợp có tiếp xúc với FO, mặc dù là ca FO này lưu trú tại thị xã Gò Công.

Tuyên truyền nâng cao cảnh giác những thủ đoạn lừa đảo mới trên mạng liên quan đến dịch COVID-19:

+ Giả mạo thông tin của tổ chức y tế:

Giả mạo là nhân viên của tổ chức y tế trong nước hoặc quốc tế, điển hình như Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương của Việt Nam, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), hay Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organisation – WHO), gửi thư điện tử cho nạn nhân với tập tin đính kèm, hoặc các liên kết dẫn đến các nội dung về “cập nhật” tình hình lây nhiễm của COVID-19. Khi mở các tập tin đính kèm hay nhấp vào các liên kết, máy tính của nạn nhân sẽ bị tấn công bởi các mã độc hoặc có thể bị lọt thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng được lưu trữ trực tuyến.

+ Giả mạo trang web liên quan đến COVID-19:

Đây là một trong các loại hình lừa đảo mới, cụ thể là trong thời gian gần đây rất nhiều tên miền internet có chữ “Covid” đã được đăng ký. Lừa đảo trực tuyến về cung cấp vaccine COVID-19.

+ Mánh khóe liên quan đến việc điều trị bệnh:

Tâm lý hoảng loạn lo sợ lây nhiễm COVID-19 khiến nhiều người tìm cách để phòng ngừa và chữa trị. Đối tượng lừa đảo sử dụng mạng xã hội và các diễn đàn trực tuyến để quảng bá các sản phẩm mạo nhận có khả năng phòng ngừa virus như vaccine để lừa nạn nhân.

Ngoài ra, đối tượng lừa đảo còn tuyên truyền các phương thuốc chưa từng được kiểm chứng. Bên cạnh đó, còn xuất hiện trường hợp đối tượng xấu giả làm bác sĩ hoặc nhân viên bệnh viện mạo nhận là chúng đã điều trị cho bạn bè hay người thân của nạn nhân khỏi COVID-19 và yêu cầu nạn nhân thanh toán phí cho quá trình điều trị đó.

+ Lừa đảo liên quan đến chuỗi cung ứng:

Tạo lập nên các website bán hàng trực tuyến bán các vật tư y tế như khẩu trang y tế và nước rửa tay.

Người dân không nên mua bất kỳ bộ kít test nhanh COVID-19 nào qua mạng vì các sản phẩm này chưa chắc đã có hiểu quả, chưa chắc đã được các cơ quan Việt Nam kiểm định chất lượng và cấp phép lưu hành. Thậm chí, sau khi nhận tiền của người mua hàng, đối tượng lừa đảo ngắt liên lạc với nạn nhân và không giao hàng như đã thỏa thuận.

Nguồn: Tuyên giáo Tiền Giang