Tiền Giang khẩn trương thực hiện các giải pháp phòng chống hạn, mặn

(THTG) Chiều ngày 12-02, ông Lê Văn Hưởng – Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì cuộc họp bàn giải pháp ứng phó với hạn, mặn từ nay cho đến cuối mùa khô 2020. Củng tham dự cuộc họp có ông Lê Văn Nghĩa và ông Trần Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang.

vlcsnap-2020-02-13-09h02m54s616

vlcsnap-2020-02-13-08h56m06s471

Quang cảnh cuộc họp khẩn cấp thực hiện các giải pháp phòng chống hạn, mặn. Ảnh: Minh Trí

Do ảnh hưởng của kỳ triều cường Rằm tháng Giêng âm lịch, trong tuần qua, độ mặn trên sông Tiền bắt đầu tăng cao trở lại. Bên cạnh đó, độ mặn trên sông Hàm Luông cũng tăng cao và lấn sâu vào sông Tiền, đe dọa trực tiếp đến khoảng 24.000 hecta lúa Đông Xuân ở vùng dự án ngọt hóa Gò Công, trong đó còn khoảng 16.000 hecta đang làm đòng, trổ, Đặc biệt, nuốc mặn đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 79.000 hecta cây ăn trái, tập trung nhiều ở các xã ven sông Tiền, chủ yếu ở các huyện phía Tây của tỉnh.

vlcsnap-2020-02-12-16h14m25s327

Các địa phương trong tỉnh thường xuyên đo kiểm tra độ mặn… Ảnh: Phúc Thịnh

vlcsnap-2020-02-11-16h07m11s935

…và có các biện pháp ngăn mặn kịp thời. Ảnh: Minh Trí

Trước tình trạng này, từ trước Tết Nguyên đán Canh Tý, tỉnh Tiền Giang đã triển khai hoạt động 4 trạm bơm gồm: Sơn Qui, Bình Phan, Trần Văn Dõng và đầu kênh Sam-pô. Đến nay đã bơm được 11.409 giờ, đạt hơn 21.000 m3 nước. Ngoài ra, các huyện cũng đã tổ chức 167.536 giờ bơm chuyền, nên đến thời điểm này, nước trên đồng ruộng vẫn bảo đảm cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Riêng các huyện phía Tây đã chủ động triển khai phương án chống mặn, đã đóng tất cả các cống đập, bơm trữ nước trong các vườn cây, nên cơ bản vẫn ổn định về nguồn nước tưới tiêu, chưa xảy ra thiệt hại do hạn mặn.

Đối với nước sinh hoạt, hiện nay 4 huyện phía Đông của tỉnh gồm: Tân Phú Đông, Gò Công Đông, Thị xã Gò Công và Gò Công Tây có 109 trạm cấp nước, trong đó 91 trạm sử dụng nguồn nước ngầm; 16 trạm đã được đấu nối nguồn nước của Nhà máy nước Đồng Tâm. Đến thời điểm này, các trạm cấp nước đang hoạt động ổn định, cấp đủ nước cho người dân sử dụng, chưa xảy ra tình trạng thiếu nước do hạn và xâm nhập mặn. Đối với các hộ dân chưa có đấu nối với các trạm cấp nước tập trung, vẫn đang sử dụng nguồn nước từ các bể, lu chứa nước dự trữ và lấy nước từ các vòi công cộng.

vlcsnap-2020-02-13-08h54m31s105

Ông Lê Văn Hưởng – Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Minh Trí

Theo dự báo của ngành khí tượng thủy văn, thời điểm cuối tháng 2 và trong tháng 3, diễn biến hạn, mặn được dự báo sẽ gay gắt, trong khi đó lúa đông xuân ở vùng dự án ngọt hóa Gò Công vẫn còn nhiều diện tích cần nước đến giữa tháng 3, nên ông Lê Văn Hưởng – Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đề nghị các ngành, các cấp tiếp tục tập trung cao cho công tác chống hạn và mặn xâm nhập, nhất là khẩn trương thực hiện các giải pháp ứng phó linh hoạt cho từng vùng. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh các giải pháp công trình, nhất là đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đập thép trên kênh Nguyễn Tấn Thành, nạo vét kênh thủy lợi, quản lý chặt chẽ cống đập, dự trữ nguồn nước bằng nhiều cách, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm. Riêng về nước sinh hoạt, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo nhà máy nước Đồng Tâm và Công ty TNHH một thành viên cấp nước sinh hoạt nông thôn chủ động nguồn nước bổ cấp, không để thiếu hụt nước sinh hoạt trong cao điểm mùa khô sắp tới.

Kim Nữ