Giải pháp cung cấp nước ngọt cho 2.600 hecta rau màu các huyện phía Đông

(THTG) Thực hiện “Đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng”, toàn vùng dự án ngọt hóa Gò Công hiện có khoảng 2.600 hecta rau màu trồng trên nền đất lúa ở những nơi gặp khó khăn về nước sản xuất trong mùa khô, xâm nhập mặn, tập trung nhiều ở thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông.

00

000

Nông dân thu hoạch rau màu. Ảnh: Việt Bình

Hiện nay, phần lớn diện tích rau màu vùng dự án ngọt hóa Gò Công đang cho thu hoạch và nông dân đang chuẩn bị sản xuất vụ rau màu xuân hè 2019. Tuy nhiên, theo nhận định của ngành chuyên môn, tình hình diễn biến hạn và xâm nhập mặn ở vùng dự án ngọt hóa Gò Công năm nay sẽ gay gắt hơn năm trước, độ mặn có thể tăng đột biến… nên ngành nông nghiệp các địa phương đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp phòng chống hạn mặn, phục vụ sản xuất rau màu. Trong các giải pháp này, giải pháp tăng cường nạo vét kênh mương nội đồng, khai thông dòng chảy, đồng thời khuyến cáo nông dân chủ động trữ nước khi độ mặn còn trong mức cho phép, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật lực, máy móc để bơm chuyền nước từ các tuyến kênh sườn vào nội đồng nếu như diễn biến hạn mặn phức tạp, nhằm bảo vệ năng suất, chất lượng cho rau màu trong mùa khô năm nay.

0

001

Sơ chế rau trước khi cung cấp ra thị trường. Ảnh: Việt Bình

Tính từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh Tiền Giang đã trồng được hơn 17.000 hecta rau màu, tổng sản lượng đạt khoảng 215.000 tấn, giá bán ổn định, nông dân đạt lợi nhuận cao hơn so với trồng lúa. Từ hiệu quả này, ngành nông nghiệp các địa phương, nhất là vùng dự án ngọt hóa Gò Công khuyến khích nông dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa gặp khó khăn về nước, sang trồng rau màu và triển khai các chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất theo “Đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ đến năm 2025”.

Kim Nữ