Kỷ niệm 709 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

(THTG) Ngày 18-12 , nhằm mùng 1 tháng 11 âm lịch, tại chùa Vĩnh Tràng, Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ tưởng niệm 709 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn với sự tham dự của hơn 300 tăng, ni toàn tỉnh.

vlcsnap-2017-12-19-10h35m25s668

vlcsnap-2017-12-19-10h34m21s677

Lễ kỷ niệm 709 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại chùa Vĩnh Tràng. Ảnh: Trần Liêm

Tham gia buổi lễ, các đại biểu nêu bật vai trò, ý nghĩa tốt đẹp của Thiền phái Trúc Lâm trong lịch sử Phật giáo nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung; công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Trong suốt chiều dài lịch sử, vua Trần Nhân Tông là một trong vị vua có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là vị vua duy nhất trên thế giới từ bỏ ngôi vua để theo đạo và đắc đạo, thống nhất được Phật giáo Việt Nam, hình thành Thiền phái Trúc Lâm, khai sinh ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Từ đó, dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử đã phát triển và toả sáng theo đúng nghĩa là Thiền phái của người Việt với các vị tổ sư đều là người Việt.

vlcsnap-2017-12-19-10h35m42s732

vlcsnap-2017-12-19-10h36m03s883

Đại diện chính quyền địa phương cùng các tăng, ni phật tử dâng hương. Ảnh: Trần Liêm

Đặc biệt, tinh thần nhập thế của Thiền phái đã thắt chặt mối quan hệ giữa đạo và đời, tạo nên sự đoàn kết, gắn bó giữa các tầng lớp trong xã hội. Mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng Thiền phái vẫn trường tồn cùng lịch sử dân tộc suốt hơn 700 năm qua. Thiền phái để lại nhiều dấu ấn thiêng liêng trên dãy núi Yên Tử mà con cháu đời sau luôn hướng về.

Từ sau Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại Yên Tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quyết định lấy ngày 1-11 Âm lịch hàng năm là ngày tưởng niệm chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Thanh Thảo