- Tiền Giang phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 - Đến cuối tháng 4, ĐBSCL có khoảng 1.581 ha lúa ở Sóc Trăng và Bến Tre, 4.642 ha cây ăn quả có nguy cơ giảm năng suất. - TP. Gò Công đoạt giải Nhất Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Tiền Giang năm 2024. - Bảng xếp hạng futsal lần đầu tiên được FIFA công bố: Việt Nam xếp thứ 33. - Giá xuất khẩu cá tra dự báo tăng khoảng 10% trong nửa cuối năm nay. - Chuyển hồ sơ sang công an vụ hơn 500 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì. - Tăng phi mã, vàng SJC vọt lên 87,5 triệu đồng/lượng. - Học sinh của Đà Nẵng đoạt giải Nhất cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 tại Việt Nam. - Đồng Tháp xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên sang Nhật Bản. - Hôm nay hết hạn đăng ký dự thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 2. - Đồng Tháp báo động số ca mắc bệnh lao cao nhất 10 năm qua…

“Kinh tế Nga co lại đột ngột”

Làn sóng trừng phạt của phương Tây đang khiến kinh tế Nga co lại đột ngột, đẩy quốc gia này vào nguy cơ suy thoái sâu rộng

 Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 13-3 khẳng định Nga vỡ nợ là một kịch bản có thể xảy ra, nhất là khi quốc gia này không thể tiếp cận nguồn dự trữ ngoại hối của họ.

Dù vậy, theo bà Georgieva, kể cả khi xảy ra, sự kiện này cũng không gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ít nhất là vào lúc này.

Đại diện IMF cho biết làn sóng trừng phạt của phương Tây đang khiến kinh tế Nga co lại đột ngột, đẩy quốc gia này vào nguy cơ suy thoái sâu rộng. “Đồng rúp của Nga đang lao dốc. Điều đó có nghĩa là gì? Thu nhập thực tế đã bị thu hẹp. Sức mua của người dân Nga đã giảm đáng kể” – bà Georgieva khẳng định với đài CBS.

Giám đốc điều hành IMF nói điều khiến bà lo lắng nhất là tác động lan rộng của cuộc xung đột Nga – Ukraine, đặc biệt là với những quốc gia láng giềng đang đón nhận dòng người tị nạn; những quốc gia chưa phục hồi kinh tế từ khủng hoảng Covid-19 cũng như những quốc gia phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu từ Nga.

Kinh tế Nga co lại đột ngột - Ảnh 1.

Người dân xếp hàng rút tiền tại một cây ATM ở TP Saint Petersburg – Nga hôm 27-2 Ảnh: REUTERS

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine cách đây hơn 2 tuần, Mỹ và đồng minh đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt nhằm cô lập quốc gia này với kinh tế thế giới.

Để đối phó lệnh trừng phạt của phương Tây và ngăn đồng rúp lao dốc, Điện Kremlin và Ngân hàng Trung ương Nga đã triển khai nhiều bước đi, bao gồm cấm mua USD và cấm xuất khẩu ngũ cốc.

Theo chuyên gia Edward Alden của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (trụ sở New York – Mỹ), những biện pháp trừng phạt như trên nhiều khả năng vẫn được duy trì trong một thời gian dài sau khi chiến sự kết thúc, khiến Nga không thể tiếp cận nguồn đầu tư, thương mại và tài chính của phương Tây trong nhiều năm hay thậm chí là nhiều thập kỷ tới.

Trong khi đó, tỉ phú Nga Andrei Melnichenko ngày 14-3 cảnh báo thế giới có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực nếu cuộc chiến ở Ukraine không dừng lại, bởi giá phân bón đã tăng đến mức nhiều nông dân không đủ khả năng chi trả.

Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo giá thực phẩm có thể tăng trên toàn thế giới vì giá phân bón leo thang nếu phương Tây tiếp tục gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu phân bón của Nga, quốc gia chiếm 13% sản lượng phân bón thế giới.

Trong khi đó, kỳ vọng từ vòng đàm phán mới nhất giữa Nga và Ukraine đã giúp giá dầu tiếp tục hạ nhiệt vào ngày 14-3, với giá dầu thô Brent giao sau và giá dầu thô Mỹ giao sau cùng giảm hơn 2%, lần lượt xuống còn 110,15 USD/thùng và 106,20 USD/thùng.

Trước phiên giao dịch này, thị trường dầu mỏ nhận được thông tin tích cực khi Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela Felix Plasencia cho biết Caracas sẵn sàng bán dầu cho Mỹ, miễn là quốc gia này tôn trọng chủ quyền và công nhận Tổng thống Nicolas Maduro là lãnh đạo “duy nhất và hợp pháp” của Venezuela.

Không như giá dầu, chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương biến động trái chiều trong ngày 14-3, chủ yếu vì những nỗi lo liên quan đến làn sóng Covid-19 mới ở Trung Quốc. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản có lúc giảm 2,07% giữa lúc chỉ số Shanghai Composite và chỉ số Shenzhen Component của Trung Quốc bốc hơi lần lượt 2,6% và 3,08%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,85% trong khi chỉ số Nikkei 225 và chỉ số Topix của Nhật Bản tăng lần lượt 0,58% và 0,71%…

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*