- Tiền Giang phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 - Đến cuối tháng 4, ĐBSCL có khoảng 1.581 ha lúa ở Sóc Trăng và Bến Tre, 4.642 ha cây ăn quả có nguy cơ giảm năng suất. - TP. Gò Công đoạt giải Nhất Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Tiền Giang năm 2024. - Bảng xếp hạng futsal lần đầu tiên được FIFA công bố: Việt Nam xếp thứ 33. - Giá xuất khẩu cá tra dự báo tăng khoảng 10% trong nửa cuối năm nay. - Chuyển hồ sơ sang công an vụ hơn 500 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì. - Tăng phi mã, vàng SJC vọt lên 87,5 triệu đồng/lượng. - Học sinh của Đà Nẵng đoạt giải Nhất cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 tại Việt Nam. - Đồng Tháp xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên sang Nhật Bản. - Hôm nay hết hạn đăng ký dự thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 2. - Đồng Tháp báo động số ca mắc bệnh lao cao nhất 10 năm qua…

Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 trên người

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa tổ chức họp báo trực tuyến công bố kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng thuốc điều trị Covid-19. Sản phẩm này được kỳ vọng có thể sử dụng vào cuối năm 2021.

Ngày 10-8, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức họp báo trực tuyến công bố kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng thuốc điều trị Covid-19.

Chế phẩm thuốc y học cổ truyền có triển vọng trong điều trị bệnh Covid-19 có tên Vipdervir, do PGS-TS Lê Quang Huấn và cộng sự tại Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy sản phẩm an toàn và có tác dụng ức chế sự phát triển của virus SARS-CoV-2, tăng cường miễn dịch trên các mô hình nghiên cứu thực nghiệm.

Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 trên người - Ảnh 1.

Chế phẩm thuốc Vipdervir

Theo nhóm nghiên cứu, qua thử nghiệm trên vật nuôi thỏ, nhóm nghiên cứu đã chứng minh thuốc Vipdervir an toàn và có tác dụng ức chế sự phát triển của virus H5N1 và SARS-CoV-2. Thuốc cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch khi thử nghiệm trên động vật.

Cụ thể, kết quả đánh giá cho thấy thuốc Vipdervir có khả năng ức chế được sự phát triển của SARS-CoV-2 ở nồng độ virus cho kết quả xét nghiệm dương tính (F0).

Về khả năng tăng cường miễn dịch, thuốc Vipdervir được sử dụng với liều lượng và thời gian nhất định cũng cho thấy xu hướng kích thích miễn dịch ở các mức độ khác nhau.

“Thuốc này được bào chế trên cơ sở có được tương tác cộng hưởng của các hoạt chất theo các cơ chế khác nhau: Thứ nhất, thuốc ngăn cản sự bám dính của virus với tế bào chủ, làm mất khả năng xâm nhập của virus trong tế bào chủ; thứ hai, thuốc ức chế khả năng nhân lên của virus trong tế bào. Điều này đồng nghĩa với việc các hạt virus đã xâm nhập vào bên trong tế bào chủ cũng sẽ mất khả năng tăng sinh; thứ ba, thuốc kích hoạt các tế bào miễn dịch để chúng nhận biết, phong tỏa và loại trừ các hạt virus”- nhóm nghiên cứu giải thích.

PGS-TS Lê Quang Huấn, Chủ nhiệm đề tài, cho biết kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng đã chứng minh tính an toàn và khả năng ức chế phát triển SARS-CoV-2 cũng như tăng cường miễn dịch. Đây là cơ sở sở khoa học quan trọng để nhóm nghiên cứu đề nghị tiếp tục nghiên cứu hiệu quả điều trị Covid-19 trên người bệnh ở giai đoạn lâm sàng.

Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 trên người - Ảnh 2.

PGS-TS Lê Quang Huấn (đứng giữa) và các cộng sự nghiên cứu thuốc điều trị Covid-19

Theo quy định, thuốc Vipderver cần tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng để có thể đánh giá hiệu quả điều trị Covid-19 trước khi sử dụng đại trà. PGS Huấn cũng bày tỏ mong muốn làm thế nào để rút ngắn thời gian thử nghiệm lâm sàng, qua đó giúp thuốc sớm được đưa vào sử dụng trong điều kiện đặc biệt của đại dịch hiện nay.

Trước đó, trong cuộc họp ngày 7-8, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Quốc gia (Bộ Y tế) đánh giá cao kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và chấp thuận đề cương nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân Covid-19 với thuốc Vipdervir.

Ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ đào tạo thuộc Bộ Y tế, cho biết nghiên cứu ở giai đoạn tiền lâm sàng cho kết quả rất tốt. Hiện Bộ Y tế đã cho phép được đánh giá trên lâm sàng, nếu vẫn cho kết qủa tốt sẽ được cấp phép.

Cũng theo ông Quang để thử nghiệm trên người sẽ mất khoảng 2-3 tháng, sau đó là đánh giá giữa kỳ tổng hợp kết quả thử nghiệm. Hy vọng từ nay đến cuối năm 2021 sẽ hoàn thành nghiên cứu lâm sàng và có thể cấp phép lưu hành cho sản phẩm này.

Theo đơn vị nghiên cứu, trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, dự kiến sẽ thử nghiệm trên các bệnh nhân Covid-19 tình trạng nhẹ và vừa. Số lượng người tham gia thử nghiệm dự kiến là trên 200 bệnh nhân và sẽ thử nghiệm ở một số mức liều. Mục tiêu của giai đoạn này sẽ là khẳng định tính an toàn, hiệu quả trong việc giảm tải lượng virus và lựa chọn liều lượng tối ưu.

Tình nguyện viên tham gia thử nghiệm được chia làm 2 nhóm: Nhóm điều trị theo phác đồ nền của Bộ Y tế và nhóm điều trị theo phác đồ nền Bộ Y tế cộng thêm sản phẩm thuốc Vipdervir.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*