*** Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tặng quà Tết cho hộ nghèo tại 2 xã: Long An và Thân Cửu Nghĩa của huyện Châu Thành. * Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh chủ trì cuộc họp đánh giá tiến độ sắp xếp, tổ chức bộ máy tại tỉnh theo Nghị quyết 18. * Chủ tịch HĐND tỉnh Tiền Giang Châu Thị Mỹ Phương chủ trì hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa thường trực HĐND tỉnh và thường trực HĐND cấp huyện năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. * Thị ủy thị xã Cai Lậy trao Huy hiệu Đảng cho Đảng viên tại phường 5. * Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tổng kết công tác năm 2024. * Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang Trần Thanh Nguyên đi thăm, chúc Tết và tặng quà cho các đơn vị, cơ quan, hộ nghèo và hộ chính sách trên địa bàn tỉnh. * Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Thanh tặng quà Tết cho hộ nghèo tại huyện Tân Phú Đông. * Thành ủy Mỹ Tho trao tặng Huy hiệu Đảng cho Đảng viên ở phường 1, xã Trung An và xã Mỹ Phong. * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Mỹ Tho thăm và chúc Tết các cơ sở tôn giáo, cơ sở thờ tự tiêu biểu trên địa bàn thành phố. * Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Trầm thăm và tặng quà Tết cho gia đình chính sách ở huyện Gò Công Đông. * Giám đốc và 2 Phó Giám đốc một Sở ở Quảng Trị cùng xin nghỉ hưu trước tuổi. * Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương hầu tòa vì gây thiệt hại hơn 300 tỷ. * Người dân thành phố Hồ Chí Minh mong muốn được mở rộng tạm thời vĩa hè để rẽ phải tránh kẹt xe. * Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch siết kiểm tra nghệ sĩ, người mẫu, người nổi tiếng tham gia quảng cáo sai sự thật. * Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng khai sử dụng hết 4,2 tỷ đồng nhận hối lộ đi làm từ thiện. * Hầu hết tổ hợp xét tuyển Đại học của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đều có môn toán. * Viên chức, giáo viên mong chờ tiền thưởng Tết theo Nghị định 73. * Thủ tướng thúc đẩy Ba Lan công nhận cộng đồng người Việt là dân tộc thiểu số. * Dự kiến mức trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng từ ngày 1-7-2025 là 500.000 đồng. * 28 bệnh viện công lập và 2 bệnh viện tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh được xếp vào cấp chuyên sâu. * Tin tặc Trung Quốc vào máy tính Bộ trưởng Mỹ. * Thủ tướng Thái Lan kêu gọi hợp tác chống lừa đảo trực tuyến. * Tống thống Hàn Quốc Yoon tiếp tục bị giam sau khi Tòa bác khiếu nại. * Ba Lan cam kết sớm phê chuẩn EVIPA. * Thủ tướng Anh bất ngờ đến Kiev ký hiệp ước “Đối tác 100 năm”.

Vì sao chuyên gia khuyến cáo không tự ý dùng Xuyên tâm liên để dự phòng, điều trị Covid-19?

Tác dụng diệt virus SARS-CoV-2 của Xuyên tâm liên mới được chứng minh trong phòng thí nghiệm, hiện đang thử nghiệm lâm sàng trong điều trị Covid-19. Nhưng người dân không nên tự ý mua thuốc Xuyên tâm liên để sử dụng.

Bộ Y tế đã chính thức cho phép sử dụng một vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền để điều trị Covid-19. Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), vừa qua một số nước đã đưa Xuyên tâm liên vào điều trị bệnh nhân Covid-19 cho thấy hiệu quả trên những người ít triệu chứng, thể nhẹ.

Vì vậy, Bộ Y tế giao Cục Quản lý y dược cổ truyền phối hợp với Cục Khoa học đào tạo làm đề cương thử nghiệm lâm sàng trên một số lượng bệnh nhân Covid-19 nhất định, sau đó sẽ báo cáo Hội đồng chuyên môn để tiếp tục đánh giá, nếu hiệu quả sẽ sử dụng ở phạm vi rộng.

Liên quan đến sử dụng thuốc Xuyên tâm liên trong việc hỗ trợ điều trị Covid-19, PGS-TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế), cho biết hiện Cục vẫn đang phối hợp với Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) làm đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng sản phẩm xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị trên bệnh nhân Covid-19.

Vì sao chuyên gia khuyến cáo không tự ý dùng Xuyên tâm liên để dự phòng, điều trị Covid-19? - Ảnh 1.

Xuyên tâm liên là cây nhiệt đới có tính hàn, vị đắng

Theo ông Thịnh, trong đợt dịch Covid-19 tại Bắc Giang vừa qua, Cục này đã đưa bài thuốc Ngọc bình phong tán, trong đó có Xuyên tâm liên, điều trị cho các bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 2 và cho kết quả tương đối tốt.

PGS Thịnh cho biết Xuyên tâm liên trước đây rất phổ biến, song nhiều năm trở lại đây, cả nguyên liệu và thuốc thành phẩm đều khan hiếm. Tại Việt Nam, không còn vùng nguyên liệu lớn trồng Xuyên tâm liên, hiện chỉ còn trồng nhỏ lẻ, thu hoạch vào tháng 9-10 hàng năm. Trong đó, hai vùng nguyên liệu nuôi trồng, thu hái cây xuyên tâm liên nhiều nhất là Thanh Hóa và Nghệ An.

Trước đây, có một số doanh nghiệp được cấp phép song do nhu cầu ít dần nên đều đã dừng sản xuất. Hiện chỉ còn 1 doanh nghiệp tại Thanh Hóa đang sản xuất xuyên tâm liên dạng viên nhưng số lượng không nhiều. “Chúng tôi đang vận động doanh nghiệp sản xuất, trước mắt sẽ cung ứng ra thị trường ở mức độ hỗ trợ điều trị Covidd-19. Đồng thời, đề nghị doanh nghiệp này ủng hộ TP HCM 1 triệu viên Xuyên tâm liên, dự kiến cuối tháng 7 sẽ chuyển hàng vào thành phố”- PGS Thịnh thông tin.

Hiện có thêm 2-3 doanh nghiệp làm thủ tục, hồ sơ xin sản xuất Xuyên tâm liên dạng viên. Bộ Y tế sẽ khuyến khích và hỗ trợ hết mức trong việc xem xét hồ sơ và thẩm định dây chuyền sản xuất.

Vì sao chuyên gia khuyến cáo không tự ý dùng Xuyên tâm liên để dự phòng, điều trị Covid-19? - Ảnh 2.

Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại cơ sở y tế

Cũng theo ông Thịnh, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên sử dụng Xuyên tâm liên trong điều trị Covid-19. Sau đó các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… cũng sử dụng, kết quả cho thấy Xuyên tâm liên có công năng thanh nhiệt, giải độc, kháng sinh và chống viêm, có tác dụng điều trị rõ ràng đối với các bệnh hô hấp bao gồm viêm phổi và viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn, virus…

Xuyên tâm liên là cây nhiệt đới có tính hàn, vị đắng, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Tại Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam cũng là những nơi trồng nhiều loại cây này.

Tại Việt Nam, Xuyên tâm liên còn được gọi là công cộng, hùng bút, nguyên cộng, lam khái liên, cây lá đắng, khô đảm thảo, nhất kiến kỷ…

Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng Xuyên tâm liên không phải là “thần dược” để điều trị Covid-19. Trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 do Bộ Y tế đưa ra còn rất nhiều dược liệu khác sẵn có ở Việt Nam như thanh cao hoa vàng, diếp cá, vàng đắng, núc nác, nghệ, gừng… cũng như các vị thuốc khác, các bài thuốc khác.

Tác dụng diệt virus SARS-CoV-2 của Xuyên tâm liên hiện mới được chứng minh trong phòng thí nghiệm và đang trong các bước thử nghiệm trên lâm sàng đánh giá khả năng điều trị Covid-19, đến nay chưa có đầy đủ kết quả để khẳng định tác dụng điều trị Covid-19 của Xuyên tâm liên.

Lãnh đạo Cục Quản lý Y, dược cổ truyền cho hay thuốc Xuyên tâm liên cũng như bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có những chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, liều dùng, tương tác thuốc… Do đó, người dân không nên tự ý mua thuốc Xuyên tâm liên để sử dụng, đặc biệt với mục đích phòng ngừa Covid-19 vì có thể gây tổn hại tới sức khỏe cho người dùng. Chỉ sử dụng thuốc Xuyên tâm liên theo chỉ dẫn của các thầy thuốc.

Theo y học cổ truyền, Xuyên tâm liên và những bài thuốc có thành phần của Xuyên tâm liên là những bài thuốc có hiệu quả các bệnh thuộc hệ thống hô hấp. Tính kháng sinh tự nhiên của xuyên tâm liên được đánh giá rất cao nhờ nó vừa có tính giảm đau, vừa tăng đề kháng…

Xuyên tâm liên có thể gây ra các tác dụng phụ như chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, nhức đầu, sổ mũi, mệt mỏi… Khi dùng liều cao có thể gây sưng các tuyến bạch huyết, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tăng men gan.

Những người đang dùng thuốc chữa tăng huyết áp, chống đông máu warfarin và aspirin giảm đau, thận trọng khi dùng phối hợp Xuyên tâm liên. Những người suy thận, suy gan không nên dùng thuốc Xuyên tâm liên.

Nguồn NLĐ

 

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*