- Đến giữa tháng 9 năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đem về 3,84 tỷ USD, lập kỷ lục lịch sử. - Tỉnh đoàn Tiền Giang phối hợp Sở Công thương tổ chức Hội thi \"Tìm hiểu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng\" năm 2023. - Cháy chung cư Khương Hạ: 10 bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai xuất viện. - Giá dừa khô hiện được thu mua với giá 70.000-80.000 đồng/chục, tăng gần gấp đôi so với thời điểm cách đây vài tháng. - Bệnh đau mắt đỏ đang lây lan trong trường học ở Tiền Giang, Bến Tre. - Bà Nguyễn Thị Kiều Loan giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH trong 05 năm, kể từ ngày 15/9/2023. - Sẽ khởi công xây cầu Đại Ngãi nối Trà Vinh với Sóc Trăng vào tháng 10. - Phát hiện thi thể nghi là Giáp Thị Huyền Trang, nghi can bắt cóc bé 2 tuổi. - Quảng Nam dừng chi 150 tỷ đồng mua sữa học đường cho học sinh miền núi. - Đề xuất 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đều 7 ngày...

Vì sao Bộ Y tế ngừng công bố ca bệnh Covid-19 của các địa phương?

Đại diện Bộ Y tế cho biết dịch Covid-19 đang được kiểm soát, thời gian gần đây số ca mắc ổn định, dao động ở mức 600-700 và hầu như không ghi nhận bệnh nhân tử vong.

 Bộ Y tế cho biết từ ngày 29-6, Bản tin về tình hình chống dịch Covid-19 tại Việt Nam sẽ được rút gọn. Theo đó, Bộ Y tế sẽ ngừng công bố số ca bệnh của các địa phương cũng như thông tin về số ca mắc tăng – giảm tại các tỉnh, thành và chỉ đưa ra tổng số ca mắc trên toàn quốc, thông tin về ca khỏi bệnh, tử vong, tình hình tiêm vắc-xin Covid-19…

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện Vụ truyền thông và thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) cho biết dịch Covid-19 tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt, độ bao phủ vắc-xin lớn, các địa phương đang triển khai tiêm mũi 3 và nhắc lại mũi 4 cho người có chỉ định.

Vì sao Bộ Y tế ngừng công bố ca bệnh Covid-19 của các địa phương? - Ảnh 1.

Số ca mắc Covid-19 dao động từ 600-700 ca trong thời gian gần đây

“Hiện số ca mắc Covid-19 mỗi ngày tương đối ổn định, trong 2 tuần gần đây giao động ở mức 600-700 ca mắc/ngày. Việc ngừng công bố ca bệnh của các địa phương nhưng công tác phòng chống dịch vẫn tiếp tục được thực hiện. Trong trường hợp dịch có diễn biến bất thường, Bộ Y tế sẽ bổ sung việc công bố các thông tin về dịch bệnh phù hợp với thực tế”- vị đại diện này nói.

Tại dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, Bộ Y tế vẫn đề xuất Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, chưa là bệnh lưu hành.

Bộ Y tế cũng nhận định lý do chưa chuyển bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B do SARS-CoV-2 biến đổi liên tục (từ tháng 12-2019 đến nay ghi nhận 5 biến thể mới và trong vòng 6 tháng qua biến thể Omicron có 5 biến thể phụ), nguy cơ xuất hiện biến thể mới với khả năng lây lan nhanh, gây bệnh nặng, tỉ lệ tử vong cao, khả năng né tránh miễn dịch vẫn chưa được đánh giá đầy đủ, chưa dự báo được.

Vì sao Bộ Y tế ngừng công bố ca bệnh Covid-19 của các địa phương? - Ảnh 2.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch

Nhiều nước châu Âu và một số nước châu Á trong thời gian qua cũng đã từng bước nới lỏng nhiều biện pháp trên cơ sở tỉ lệ bao phủ vắc-xin Covid-19 cao (trên 80%) và số trường hợp mắc mới, tử vong giảm trong thời gian gần đây.

Cách đây ít Bộ Y tế đã công bố biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam, đồng thời khuyến cáo người dân tích cực và chủ động đi tiêm nhắc lại các mũi vắc-xin Covid-19.

Về tính lây lan của biến thể phụ BA.5, Bộ Y tế cho biết các nhà khoa học thế giới vẫn đang tiếp tục các đánh giá. Tuy nhiên, một số đánh giá nhỏ lẻ ban đầu cho thấy hai biến thể phụ này lây lan nhanh hơn biến thể BA.1 và BA.2.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*