- Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg. - Tập đoàn Apple cam kết tăng chi tiêu và thúc đẩy sự kết nối tại Việt Nam. - Mỗi lít xăng tăng 380-410 đồng, các mặt hàng dầu (trừ mazut) hạ 170-180 đồng tùy loại, từ 15h ngày 17/4. - Viện Cây ăn quả miền Nam: Ra mắt Phòng Thí nghiệm công nghệ sau thu hoạch. - Năm 2023, Tiền Giang vận động gần 19 tỷ đồng chăm lo cho người khuyết tật. - Đề xuất bổ sung 1.100 tỷ đồng vào quỹ khám chữa bệnh BHYT mỗi năm. - 21 tỉnh, thành thưởng tiền nếu sinh đủ 2 con trước 35 tuổi. - Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Bộ đội Biên phòng Tiền Giang - Tòa án Nhân dân huyện Tân Phước tuyên 792 tháng tù cho 44 bị cáo gây rối trật tự công cộng. - 30 thí sinh vào chung kết Hội thi “Duyên dáng áo dài” chào mừng thành phố Gò Công. - Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đối thoại doanh nghiệp lần 1 năm 2024. - Xe chở 20 khách cháy ngùn ngụt trên cao tốc Trung Lương

UNESCO: Giáo dục có vai trò quan trọng trong giảm thiểu nghèo đói

Viện Thống kê của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vừa công bố nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nghèo đói trên thế giới sẽ có thể giảm một nửa hoặc hơn nếu tất cả thanh thiếu niên hoàn thành bậc giáo dục trung học.

Ảnh: UNDP

Với nhan đề “Giảm nghèo đói toàn cầu thông qua giáo dục tiểu học và trung học phổ thông”, tài liệu mới của UNESCO chỉ rõ vấn đề quan trọng là phải nhận thức được rằng giáo dục là một phương tiện hành động thiếu yếu để hạn chế nghèo đói dưới mọi hình thức, ở mọi nơi trên thế giới.

“Phân tích mới về những lợi ích đáng kể của giáo dục công bố hôm nay là một tin tức tốt lành cho tất cả những người đang làm việc về Mục tiêu phát triển bền vững để xóa đói giảm nghèo vào năm 2030″ – Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova nhấn mạnh. “Nó cho thấy rằng chúng ta cần có một kế hoạch cụ thể để bảo đảm không ai còn phải sống chỉ với một vài USD mỗi ngày, và giáo dục phải ở trung tâm của kế hoạch này”.

Thêm vào đó, phân tích cũng cho thấy rằng khoảng 60 triệu người sẽ có thể thoát khỏi đói nghèo nếu tất cả thanh thiếu niên chỉ cần có thêm hai năm đến trường. Nếu tất cả thanh thiếu niên hoàn thành chương trình giáo dục trung học thì 420 triệu người có thể thoát khỏi đói nghèo, làm giảm tổng số người nghèo xuống hơn một nửa trên toàn thế giới và gần 2/3 ở khu vực châu Phi Sahara và Nam Á.

Theo đánh giá của UNESCO, giáo dục có tác động trực tiếp và gián tiếp tới cả tăng trưởng kinh tế cũng như đói nghèo. Dạy học cung cấp các kỹ năng làm tăng cơ hội việc làm và thu nhập, đồng thời giúp đưa mọi người tránh xa rủi ro kinh tế xã hội. Phát triển giáo dục bình đẳng hơn là khả năng giảm bất bình đẳng, để người nghèo tiến cao hơn trong xã hội.

Mặc dù giáo dục có nhiều tiềm năng như vậy song các dữ liệu mới của UNESCO lại chỉ ra rằng hầu như không đạt được tiến bộ nào về giảm tỷ lệ thanh thiếu niên không được đến trường trong những năm gần đây. Trên quy mô toàn cầu, quyền được học tập của 9% số trẻ em trong độ tuổi tiểu học đã bị vi phạm, và tỷ lệ này là 16% và 37% tương ứng đối với thanh thiếu niên ở năm đầu tiên và thứ hai của bậc trung học. Tổng số, 264 triệu trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên không được đến trường vào năm 2015.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của UNESCO, khu vực châu Phi Sahara vẫn là khu vực có tỷ lệ trẻ em không được đến trường cao nhất đối với tất cả các nhóm tuổi: hơn một nửa (57%) thanh thiếu niên từ 15 – 17 tuổi sẽ không được đến trường, cũng như hơn 1/3 (36%) thanh thiếu niên từ 12 – 14 tuổi và 1/5 (21%) trẻ em từ 6 – 11 tuổi. 6 quốc gia, nơi hơn 1/3 số trẻ em trong độ tuổi đi học không đến trường tiểu học, là: Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Nigeria, Pakistan và Sudan.

Hơn nữa, tại các nước nghèo, trẻ em gái tiếp tục phải đối mặt với những rào cản về giáo dục. Theo số liệu từ UNESCO, ở các nước có thu nhập thấp, hơn 11 triệu trẻ em gái trong tuổi đi học tiểu học không được đến trường, cao hơn so với con số gần 9 triệu bé trai.

Giáo dục phải đến được với những người nghèo nhất để tối đa hóa lợi ích và giảm bất bình đẳng về thu nhập. Tuy nhiên, nghiên cứu của UNICEF lại chỉ ra rằng trẻ em từ 20% số gia đình nghèo nhất có nguy cơ không được đi học cao hơn gấp 8 lần so với trẻ em từ 20% các gia đình giàu nhất tại những nước có thu nhập trung bình thấp. Trẻ em tuổi đi học tiểu học và trung học ở những nước nghèo nhất có nguy cơ không được đến trường cao hơn gấp 9 lần so với tại các nước giàu nhất.

Trong bối cảnh đó, nghiên cứu của Viện Thống kê thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia cần nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời giảm chi phí trực tiếp và gián tiếp của giáo dục đối với các gia đình./.

ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*