- Giá các mặt hàng nông sản tăng \"nóng\". - Tiền Giang có 13 trại gia cầm đạt chuẩn VietGAP. - Phòng GD-ĐT TP. Mỹ Tho xuất sắc giành hạng Nhất toàn đoàn Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Tiền Giang lần thứ XI năm học 2023-2024. - Khởi công công trình \'Nâng cấp và phát triển lưới điện khu vực Điện lực Gò Công Đông, Tân Phú Đông - Hôm nay (24-4), học sinh lớp 12 bắt đầu thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT. - Ông Trần Quí Thanh bị đề nghị 9-10 năm tù. - Bộ Y tế yêu cầu không giấu giếm sự cố y khoa. - Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc 2 nhiệm kỳ. - TPHCM: Đánh sập đường dây \'tín dụng đen\' cho vay gần 4.000 tỷ đồng, thu lợi hơn 600 tỷ đồng. - Ngày 25/4: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng. - Tình trạng thừa cân, béo phì ở TP HCM tiếp tục tăng...

Triển lãm, trưng bày và trình diễn “Tre, nứa trong đời sống âm nhạc dân tộc Việt Nam”

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2017, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra hoạt động Triển lãm, trưng bày và trình diễn “Tre, nứa trong đời sống âm nhạc dân tộc Việt Nam”.

Hoạt động trưng bày, triển lãm và trình diễn “Tre, nứa trong đời sống âm nhạc dân tộc Việt Nam”  diễn ra đến hết ngày 23/4.

Trong các loại nhạc cụ dân gian, nhạc cụ gõ được xem là loại nhạc cụ ra đời sớm nhất trong lịch sử văn hoá âm nhạc dân tộc. Bởi lẽ, nó đã tạo ra các nhịp phách bằng âm thanh, tiết tấu, ngay từ buổi đầu sơ khai và chuyển hóa dần theo sự phát triển của nền âm nhạc hiện đại. Trong đó, nhạc cụ tre nứa là hệ nhạc cụ có vai trò riêng, phong phú về số lượng, đặc sắc về âm thanh, đa dạng về cấu trúc, tạo vẻ độc đáo riêng cho âm nhạc cổ truyền dân tộc. Đối với đời sống tinh thần, nhạc cụ tre, nứa gắn bó với phong tục tập quán, lễ hội, làm phong phú thêm đời sống tâm hồn, tình cảm của dân tộc.

Nhạc cụ tre, nứa được tạo nên từ chất liệu thô sơ, có cấu tạo đơn giản, sẵn có ở mọi nơi, như: trong vườn, làng mạc hay rừng núi… Dù được làm từ tre, nứa, nhưng nó lại có khả năng gây sự chú ý với người nghe. Vì thế mà nhạc cụ tre, nứa chiếm tỉ lệ cao trong hệ thống nhạc cụ dân tộc. Từ những ống tre, ống bương gùi nước ở suối, đồng bào đã biến nó thành loại nhạc khí độc đáo, hấp dẫn người nghe.

Nghệ nhân A Ma Loan (dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk) chế tác nhạc cụ truyền thống. 

Triển lãm, giới thiệu 3 loại nhạc cụ chế tác từ tre, nứa gồm: Nhạc cụ dây, hơi, tự thân vang được các nghệ nhân các dân tộc chế tác và trình diễn.
Trong ảnh là nhạc cụ dây gồm: Goong Kham của dân tộc Ê Đê; Roong rơla của dân tộc Mơ Nông;…
 

Nhạc cụ hơi tác động bằng không khí để tạo ra âm thanh, gồm các loại Pí (Pí tam lang, Pí đôi, Pí ló, Pí thiu, Pí phắp…),
khèn (dân tộc Thái, Tà ôi, Pa cô..), K’long put (dân tộc Ba-Na, Xê-Đăng). Nhạc cụ tự thân vang gồm mõ, t’rưng (dân tộc Ba-Na, Gia Rai, Xê-Đăng)
là những nhạc cụ khi được tác động, toàn thân nhạc khí rung lên, tạo thành âm thanh.
 

Nghệ nhân Lương Văn Nghiệp (dân tộc Thái tỉnh Nghệ An) chế tác nhạc cụ Xò lò. 

t

Cùng với việc trưng bày các nhạc cụ truyền thống tre, nứa, các nghệ nhân các giới thiệu với du khách
cách chế tác nhạc cụ, biểu diễn các nhạc cụ dân gian…
 

Nghệ nhân Phạm Văn Sự (dân tộc H’rê tỉnh Quảng Ngãi) chơi Brooc. 

Nghệ nhân A Ma Loan (dân tộc Ê Đê) biểu diễn nhạc cụ truyền thống. 

Thanh niên dân tộc Ê Đê, tỉnh Đắk Lắk chơi Đing Pâng. 

Trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ tre, nứa. 

Du khách tham quan Triển lãm thích thú với cây đàn T’rưng của dân tộc Ê Đê.

Nguồn ĐCSVN

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*