- Giá các mặt hàng nông sản tăng \"nóng\". - Tiền Giang có 13 trại gia cầm đạt chuẩn VietGAP. - Phòng GD-ĐT TP. Mỹ Tho xuất sắc giành hạng Nhất toàn đoàn Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Tiền Giang lần thứ XI năm học 2023-2024. - Khởi công công trình \'Nâng cấp và phát triển lưới điện khu vực Điện lực Gò Công Đông, Tân Phú Đông - Hôm nay (24-4), học sinh lớp 12 bắt đầu thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT. - Ông Trần Quí Thanh bị đề nghị 9-10 năm tù. - Bộ Y tế yêu cầu không giấu giếm sự cố y khoa. - Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc 2 nhiệm kỳ. - TPHCM: Đánh sập đường dây \'tín dụng đen\' cho vay gần 4.000 tỷ đồng, thu lợi hơn 600 tỷ đồng. - Ngày 25/4: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng. - Tình trạng thừa cân, béo phì ở TP HCM tiếp tục tăng...

Trẻ thừa cân, béo phì chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các bệnh học đường

Theo thống kê, trẻ thừa cân, béo phì chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các bệnh học đường, tập trung chủ yếu ở trẻ khối tiểu học.

Ngày 27-12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết theo báo cáo công tác khám sức khỏe học sinh năm học 2021-2022, tình trạng học sinh thừa cân, béo phì tại TP chiếm 28,96% trong số các bệnh tật học đường. Đáng chú ý, tỉ lệ này tập trung ở khối tiểu học và giảm dần từ khối trung học cơ sở đến trung học phổ thông.

Trẻ thừa cân, béo phì chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các bệnh học đường - Ảnh 1.

Tăng cường vận động sau giờ học cho trẻ cũng là một trong những cách phòng ngừa thừa cân, béo phì

Theo HCDC, có nhiều nguyên nhân gây thừa cân, béo phì ở trẻ như: Chế độ ăn giàu chất béo, năng lượng cao vượt quá nhu cầu của cơ thể dẫn đến năng lượng dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức mô cơ thể; thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ, hay ăn vặt, sử dụng thức ăn nhanh (fast food), thích ăn ngọt, không ăn sáng, hay ăn nhiều vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ; ít tập luyện thể dục thể thao, dành nhiều thời gian xem tivi, chơi trò chơi điện tử; bệnh lý bẩm sinh, di truyền bất thường gen…

Đáng lưu ý, trẻ béo phì có thể không có biểu hiện bệnh ở thời điểm hiện tại nhưng khi trưởng thành có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây. Bên cạnh đó, việc này còn ảnh hưởng tâm lý khi trẻ đi học, do bạn bè trêu ghẹo dẫn đến tự ti. Dần dần các em thụ động, thiếu linh hoạt và cô đơn vì không có bạn, lâu dài sẽ dẫn đến trầm cảm.

Ngoài ra, trẻ béo phì còn có nguy cơ thoái hóa khớp, đau thắt lưng; ảnh hưởng đến hệ hô hấp; khó thở khi ngủ, có thể gây ra chứng thở quá chậm, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Để phòng ngừa thừa cân, béo phì ở trẻ, phụ huynh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn đúng bữa, đa dạng thực phẩm, không ăn nhiều thức ăn ngọt, béo. Đồng thời, tăng cường vận động thông qua các hoạt động đơn giản như đi bộ đến trường, tham gia các môn thể thao, làm các công việc nhà.

Bên cạnh đó, hạn chế cho trẻ ngồi lâu xem tivi, chơi trò chơi điện tử trên máy tính, điện thoại. Ngoài ra, trẻ cần được ngủ đủ trung bình từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày và thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời, dự phòng thừa cân, béo phì.

Nguồn NLĐ

0 Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận.

Gửi bình luận

 


 
*