Tiết lộ công tác an ninh của mật vụ Mỹ và cảnh vệ Triều Tiên ở Hội nghị thượng đỉnh

Theo nguồn tin của phóng viên, thống kê ở một số đặc điểm đáng chú ý từ Hội nghị thượng đỉnh vừa qua cho thấy, đây là sự kiện có nhiều điểm khác biệt.

Theo đó, thời điểm diễn ra hội nghị, cảnh vệ Việt Nam đã triển khai hơn 300 cán bộ, chiến sĩ trực tiếp bảo vệ ở các điểm hội nghị, hơn 400 cán bộ, chiến sĩ tăng cường công tác tuần tra và trực để sẵn sàng xử lý tình huống. Đã triển khai 10 máy soi, 10 cổng từ, 15 bộ thiết bị cơ động, 1 xe soi chiếu tán xạ ngược đưa lên Lạng Sơn. Đã kiểm tra, kiểm soát hơn 11.000 lượt người, hơn 12.000 lượt đồ vật, hơn 500 lượt phóng viên, gần 300 mẫu kiểm nghiệm các loại.

Nhận định cho thấy, phía cảnh vệ Việt Nam rất ít thông tin, thông tin nhỏ giọt về xung quanh hội nghị, cho đến cận ngày hội nghị diễn ra mới được khẳng định ở một số địa điểm, hoạt động…, nhưng với sự chủ động, có kế hoạch và phương án nên cảnh vệ Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Tiết lộ công tác an ninh của mật vụ Mỹ và cảnh vệ Triều Tiên ở Hội nghị thượng đỉnh ảnh 1Một mật vụ Mỹ vận chuyển hành lý khi xuống sân bay 
Theo đó, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên diễn ra tại Hà Nội với trực tiếp là 2 lãnh đạo Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, đây là 2 nhà lãnh đạo có rất nhiều nguy cơ đe dọa an toàn, an ninh. Do đó, số nhân viên an ninh từ 2 bên rất đông, mang theo rất nhiều vũ khí.
Cụ thể, cảnh vệ Triều Tiên có hơn 100 sĩ quan tới Hà Nội, đăng ký mang vào Việt Nam 184 khẩu súng. Mật vụ Mỹ có 383 nhân viên, đăng ký mang vào Việt Nam 433 khẩu súng. Với tính chất quan trọng như vậy, hội nghị 2 nước có yêu cầu đặc biệt về công tác đảm bảo an ninh, công tác này vừa đảm bảo chặt chẽ, giữ nguyên tắc về chủ quyền, nhưng cũng cần hết sức linh hoạt trong công tác phối hợp. Bên cạnh đó, công tác bảo mật thông tin cũng phải được đặt lên hàng đầu với quá trình bảo vệ.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên lần thứ 2 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của truyền thông ở cả trong và ngoài nước, với số lượng phóng viên tham gia đưa tin lớn kỷ lục so với các sự kiện quốc tế trước đây tại Việt Nam (2.652 phóng viên đến từ 281 hãng thông tấn, báo chí nước ngoài) và hàng trăm phóng viên báo chí trong nước, thời điểm số phóng viên nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam cũng rất sát với thời gian diễn ra hội nghị.

Việc quyết định và thống nhất về việc Việt Nam in thẻ và về mẫu thẻ dành cho hội nghị cũng rất cận ngày, trong khi đó 2 đoàn Mỹ và Triều Tiên mất nhiều thời gian đàm phán mới đi đến thống nhất về số lượng thẻ vào các vùng hạn chế của hội nghị. Việc tập hợp dữ liệu để làm thẻ phía Triều Tiên không khớp danh sách và ảnh, khiến mất nhiều thời gian để rà soát.

Cũng theo nguồn tin, trong sự kiện trên, cảnh vệ Việt Nam đã tham gia, chủ trì 16 cuộc làm việc với các đoàn tiền trạm của mật vụ Mỹ (10 cuộc) và cảnh vệ Triều Tiên (6 cuộc), cùng với đó là 7 cuộc làm việc giữa 3 bên để bàn về các nội dung và công tác bảo vệ, thẻ, phù hiệu. Cảnh vệ Việt Nam đã phối hợp 10 lần với mật vụ Mỹ và 5 lần với cảnh vệ Triều Tiên để khảo sát các địa điểm.

Sự kiện Hội nghị thượng đỉnh vừa qua, phía Việt Nam đã in, cấp phát gần 20.000 thẻ, phù hiệu các loại, trong đó có gần 18.000 thẻ người, gần 2.000 phù hiệu xe. Con số trên chỉ thực hiện trước 7 ngày khi hội nghị diễn ra.

Thời điểm diễn ra hội nghị, cảnh vệ Việt Nam đã triển khai hơn 300 cán bộ, chiến sĩ trực tiếp bảo vệ ở các điểm hội nghị, hơn 400 cán bộ, chiến sĩ tăng cường công tác tuần tra và trực để sẵn sàng xử lý tình huống. Đã triển khai 10 máy soi, 10 cổng từ, 15 bộ thiết bị cơ động, 1 xe soi chiếu tán xạ ngược đưa lên Lạng Sơn. Đã kiểm tra, kiểm soát hơn 11.000 lượt người, hơn 12.000 lượt đồ vật, hơn 500 lượt phóng viên, gần 300 mẫu kiểm nghiệm các loại.

Nguồn SGGP