Tiền Giang tổ chức họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch Covid-19 trong điều kiện số ca mắc tăng trở lại

(THTG) Chiều ngày 16-11, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức họp trực tuyến 3 cấp về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ông Nguyễn Văn Mười – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì hội nghị.

vlcsnap-2021-11-16-16h10m27s595.png

vlcsnap-2021-11-16-16h11m04s743.png

Quang cảnh cuộc họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Anh Tuấn

Theo nhận định của Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, hiện nay tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Số ca mắc mới tăng lên, xuất hiện các chùm ca nhiễm và ổ dịch lớn, với nhiều ca mắc. Trong ngày 15-11, toàn tỉnh ghi nhận 500 ca mắc mới, trong đó có 71 ca phát hiện trong cộng đồng; 15 ca trong khu phong toả; 414 ca phát hiện trong khu cách ly.

vlcsnap-2021-11-13-09h16m57s860.png

Công tác tiêm vắc xin được tiến hành nhanh chóng, phủ mũi 1 đạt 86,6%. 

Tính đến 12 giờ ngày 15-11, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 21.280 ca mắc tại 11/11 huyện, thị, thành. Có 20.780 bệnh nhân đã được Bộ Y tế công bố mã số, số bệnh nhân còn lại đang chờ cấp mã số. Thông tin thêm về các ca tử vong, đại diện Sở Y tế cho biết: hầu hết bệnh nhân tử vong chủ yếu do nhiễm SARS CoV-2 xảy ra trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch, lớn tuổi và mắc nhiều bệnh lý nền kèm theo.

Về công tác tiêm vắc xin, đến ngày 15/11, toàn tỉnh đã tiêm mũi 1 cho hơn 1 triệu 284 ngàn người, đạt 86,6%; tiêm mũi 2 cho hơn 654.000 người, đạt 44,1%.

vlcsnap-2021-11-16-16h27m09s754.png

Ông Nguyễn Văn Mười – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Anh Tuấn

Về vấn đề quản lý và xử lý ổ dịch Covid-19 trong tình hình mới, Sở Y tế Tiền Giang cho biết: theo Quyết định số 4038 ngày 21/8/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà, người nhiễm Covid-19 được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên. Do đó, các trường hợp có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính sẽ được công nhận, quản lý và điều trị như một ca dương tính mà không cần phải xét nghiệm khẳng định lại bằng phương pháp realtime RT- PCR. Như vậy hướng dẫn này sẽ mang lại những mặt tích cực như: giúp các cơ sở y tế xử lý nhanh các trường hợp dương tính, không mất thời gian chờ kết quả RT – PCR; Tiết kiệm khoản chi phí lớn từ hạn chế xét nghiệm lại. Đối với các trường hợp người dân tự làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên, nếu các cơ sở y tế còn nghi ngờ thì thực hiện lại test nhanh kháng nguyên mẫu đơn.

Yến Vân