Tiền Giang phát triển nuôi dê thích ứng với biến đổi khí hậu

(THTG)  Chỉ trong năm 2017, đàn dê trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tăng thêm gần 22.000 con, nâng tổng đàn lên gần 92.000 con, tương đương với tổng đàn trâu bò và trở thành vật nuôi tăng thu nhập của nông hộ.

vlcsnap-2018-01-25-14h45m32s595

vlcsnap-2018-01-25-14h46m57s017

Đàn dê tại Tiền Giang trở thành nguồn nuôi tăng thu nhập cho nông hộ tương đương đàn trâu bò. Ảnh: Bá Thủy

Huyện Gò Công Đông có số lượng dê nhiều nhất, hơn 18.000 con, kế đến là huyện Tân Phú Đông có gần 15.000 con, huyện Gò Công Tây khoảng 10.000 con,…Để bảo vệ đàn dê trước áp lực dịch lở mồm long móng, từ tháng 1 năm 2018, Chi cục chăn nuôi và thú y đã triển khai thực hiện Quyết định số 4848 của UBND tỉnh tiêm phòng miễn phí vacxin lở mồm lở móng cho gần 70% tổng đàn dê hiện có trong dân và theo kế hoạch sẽ đạt tỷ lệ tiêm phòng 100% trước tết nguyên đán Mậu Tuất 2018. Đồng thời, cán bộ thú y cơ sở còn hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho dê như: xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật, chọn con giống chất lượng cao, vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại theo định kì, chủ động tiêm phòng một số bệnh nguy hiểm thường gặp trên dê ,…

vlcsnap-2018-01-25-14h45m57s115

Một trang trại nuôi dê của nông hộ. Ảnh: Bá Thủy

Hai năm trở lại đây, các huyện thuộc vùng dự án ngọt hóa Gò Công liên tục phát triển đàn dê vì vật nuôi này ít bị dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện khan hiếm nước, nhất là tận dụng cỏ, phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp làm thức ăn nên vốn đầu tư thấp, đạt lợi nhuận cao hơn so với các loại gia súc khác.

 Kim Nữ