Tiền Giang đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng cho cây ăn trái

(THTG) Tiền Giang là tỉnh có ưu thế về sản xuất trái cây, song thời gian gần đây, trái cây xuất khẩu gặp rào cản lớn nhất là mã số vùng trồng. Vì vậy, hiện các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền lợi ích của mã số vùng trồng, vận động nhà vườn tham gia và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục cấp mã số vùng trồng để trái cây rộng đường xuất khẩu chính ngạch.

vlcsnap-2023-03-15-10h47m24s064.png

vlcsnap-2023-03-15-10h47m06s347.png

Vườn sầu riêng chỉ mới được cấp 66 mã số vùng trồng, còn rất khiên tốm so với tổng diện tích đang cho trái. 

Toàn tỉnh hiện có khoảng 83.000 ha cây ăn trái các loại, với tổng sản lượng hàng năm đạt trên 1,6 triệu tấn, tăng gần 15% so với năm 2020. Phần lớn sản lượng xuất khẩu. Song đến thời điểm này, tỉnh chỉ mới cấp được 271 mã số vùng trồng, với diện tích 20.051 ha. Trong đó có 70 mã số vùng trồng mít với diện tích 8.519 ha; 77 mã số vùng trồng thanh long với diện tích 6.090 ha; 32 mã số vùng trồng xoài với diện tích 1.579 ha, riêng sầu riêng chỉ mới cấp được 66 mã số vùng trồng cho diện tích 2.401 ha, còn khiêm tốn rất nhiều so với tổng diện tích đang cho trái khoảng 16.000 ha.

Cùng với lãnh đạo sản xuất, phòng trừ dịch hại, tăng năng suất, chất lượng cây ăn trái, Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở chủ động phối hợp với lãnh đạo các địa phương, doanh nghiệp và hợp tác xã đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng cho cây ăn trái, trong đó ưu tiên nhất là cấp mã số vùng trồng sầu riêng vì nếu không có mã số, sầu riêng không thể nhập chính ngạch vào thị trường Trung Quốc là thị trường tiềm năng nhất thế giới về tiêu thụ sầu riêng./

Tin và ảnh: Minh Trí