Thủ tướng yêu cầu tập trung chống dịch Covid-19, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

(THTG) Ngày 10-4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã diễn ra hội nghị trực tuyến toàn quốc với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội; đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh tác động của dịch bệnh Covid-19. Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang có ông Nguyễn Văn Danh – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Nguyễn Thị Sáng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lê Văn Hưởng – Chủ tịch UBND tỉnh, cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang gồm: Ông Lê Văn Nghĩa, ông Phạm Anh Tuấn và ông Trần Văn Dũng.

Chinh phu truc tuyen voi dia phuongChinh phu truc tuyen voi dia phuong 1Chinh phu truc tuyen voi dia phuong 2

Quang cảnh hội nghị trực tuyến của Chính phủ tại điểm cầu Tiền Giang. Ảnh: Lê Long

Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành và các địa phương đã báo cáo về tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong quý I năm 2020; công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời đề xuất các giải pháp, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19…

Theo đánh giá sơ bộ của Chính phủ và các bộ ngành trung ương, tình hình tăng trưởng kinh tế  của nước ta trong quý I/2020 chỉ đạt 3,82%, bằng hơn 1/2 so với kế hoạch đề ra, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019.  Đặc biệt, trong quý I/2020, các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ trên nhiều lĩnh vực. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất, hoặc sản xuất cầm chừng, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, mất việc làm của người lao động trong ngắn hạn. Chính phủ nhìn nhận, đây là giai đoạn suy thoái nặng nề nhất:  Dịch càng kéo dài, ảnh hưởng đến nền kinh tế càng nghiêm trọng hơn, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,8% là rất thách thức và khó đạt được. Trường hợp dịch được khống chế trong quý II, tăng trưởng GDP dự báo đạt khoảng 5,32% và trường hợp dịch kéo dài hết đến quý III thì tăng trưởng GDP dự báo là 5,05%.

Chinh phu truc tuyen voi dia phuong 3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận hội nghị (ảnh chụp màn hình)

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành và địa phương không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong tình hình hiện nay, khi sự lây nhiễm trong cộng đồng đang diễn ra ở một số nơi. Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị 16 về cách ly xã hội, đồng thời khẳng định: Việc chống dịch là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Thủ tướng cũng đề nghị các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, dịch vụ, tăng cường chống đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Thùy Trang

Thủ tướng: Đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau dịch

Phải xử lý nghiêm sự chậm chạp, vô trách nhiệm, từ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh đến đầu tư, an sinh xã hội, trật tự xã hội, “có một số việc vô trách nhiệm, kéo dài mãi không chịu làm”.
NQH04975
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận Hội nghị – Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19 diễn ra vào sáng nay, 10/4,

Đây được coi là Hội nghị “4 trong 1” hay có thể gọi là “tất cả trong 1” nhằm huy động tổng lực các nguồn lực của đất nước với một khí thế quyết tâm, tinh thần yêu nước, quật cường của nhân dân Việt Nam để chiến thắng dịch bệnh COVID-19, đồng thời nỗ lực vươt khó, vươn lên trong sản xuất và đời sống.

Khó khăn gấp đôi thì chúng ta cố gắng gấp ba

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ, trong thời điểm hiện nay, chúng ta quyết tâm chống dịch, thực hiện tốt Chỉ thị 16, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội nghiêm túc, tuy nhiên không ngăn sông cấm chợ, không ngăn cản vận chuyển hàng hóa, vật tư, thiết bị, vẫn tổ chức sản xuất nhưng phải bảo đảm khoảng cách để không lây nhiễm trong cộng đồng.

“Tôi đề nghị chúng ta cùng chung sức, đồng lòng, phối hợp chặt chẽ và có quyết tâm rất cao trong tổ chức thực hiện với tinh thần là dịch bệnh làm chúng ta khó khăn gấp đôi thì chúng ta cố gắng gấp ba”, Thủ tướng bày tỏ. Phải tập trung sức lực hơn nữa, tháo gỡ, chấm dứt tình trạng trì trệ, chậm trễ như diễn ra vừa qua ở một số địa phương, một số ngành. Quý I, chúng ta tăng trưởng 3,82% là đáng khích lệ trong bối cảnh suy thoái toàn cầu nhưng đây là mức thấp, nhất là ở một số địa bàn trọng điểm, “chúng ta phải tự suy nghĩ cái này để phấn đấu tốt hơn”. Cho nên, cùng với quyết tâm, chỉ đạo phải cụ thể, sáng tạo hơn trên tinh thần biến nguy cơ thành thời cơ.

Nêu rõ, Chính phủ sẽ trực tiếp giải quyết 91 kiến nghị mà các tỉnh, thành phố nêu ra tại Hội nghị, Thủ tướng lấy ví dụ về vấn đề xuất khẩu gạo của An Giang và khẳng định “sẽ có văn bản trả lời về xuất khẩu gạo”. Xuất khẩu gạo phải được kiểm soát để bảo đảm an ninh lương thực nhưng khuyến khích xuất khẩu để bảo đảm quyền lợi của người nông dân.

Đặc biệt, phải tìm thị trường mới, phải đổi mới cách làm, phải thay đổi thói quen. Phải xử lý nghiêm sự chậm chạp, vô trách nhiệm, từ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh đến đầu tư, an sinh xã hội, trật tự xã hội, “có một số việc vô trách nhiệm, kéo dài mãi không chịu làm”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng lưu ý, phải đẩy mạnh sản xuất, cùng với xuất khẩu, phải chú trọng thị trường trong nước với 100 triệu dân. Bên cạnh sản xuất và lưu thông thuận lợi thì chống đầu cơ, nâng giá, nhất là thịt lợn. Chú ý đẩy mạnh công tác đối ngoại khi năm nay, Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN.

Về truyền thông, phải tạo nên động lực mới, tạo sự đồng lòng, nhất trí của nhân dân. “Với tinh thần đó, tôi tin một khí thế mới, quyết tâm mới trong giai đoạn sắp tới đây sẽ vượt khó đi lên, bảo đảm sản xuất, đời sống, ổn định xã hội để thực hiện mục tiêu kép, đó là đẩy lùi dịch bệnh, phát triển kinh tế xã hội”, Thủ tướng nói.

NQH05016

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Xây dựng các kịch bản phục hồi, báo cáo Thủ tướng trong tuần tới

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các bộ, ngành khẩn trương xây dựng các kịch bản để phục hồi, đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau dịch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tuần tới, nhất là địa bàn trọng điểm, ngành trọng điểm phải có trách nhiệm đóng góp vào vấn đề này.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Văn phòng Chính phủ tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp để đưa vào nghị quyết của Chính phủ. 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Trong đó, kiến nghị 3 nhóm giải pháp với 33 nhiệm vụ cụ thể.

Về kịch bản đón đầu phục hồi kinh tế sau đại dịch, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định dịch COVID-19 gây ra nhiều khó khăn, thiệt hại đối với các nền kinh tế trên thế giới, nhưng lại là cơ hội cho những nền kinh tế nếu biết tận dụng từ việc điều chỉnh, xắp xếp lại cục diện kinh tế, thương mại toàn cầu. Do đó, việc chuẩn bị trước các kịch bản và dự kiến sớm các giải pháp để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch kết thúc là cần thiết.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng vốn đầu tư công nguồn NSNN được phép thực hiện trong năm 2020 là gần 700.000 tỷ đồng, gấp 2,2 lần số vốn thực giải ngân trong năm 2019 (312.000 tỷ đồng). Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư khu vực tư nhân giảm sút thì việc phấn đấu giải ngân hết nguồn lực đầu tư công trong năm 2020 sẽ góp phần quan trọng kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế. Bộ Tài chính cam kết bảo đảm đủ nguồn đáp ứng đầy đủ, kịp thời theo tiến độ giải ngân nhiệm vụ đầu tư công nêu trên.

Phát biểu tại điểm cầu Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết Thành uỷ sẽ chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo để rà soát tất cả các điểm nghẽn để đẩy nhanh giải ngân vốn. Hà Nội có khoảng 37.000-40.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cần giải ngân trong năm nay.

Nguồn Chính phủ